Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC Không có gì thuần khiết, xinh đẹp bằng một đứa trẻ sơ sinh. Đối với nhiều người, chúng là nguồn gốc của mọi niềm vui và sự vui vẻ. Bên cạnh đó, có rất nhiều điều thú vị mà bạn có thể chưa biết về những đứa trẻ của mình. Dưới đây là một vài sự thật hấp dẫn về em bé của bạn mà bạn có thể chưa nhận ra trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh.
1. 10 điều bạn chưa biết về trẻ sơ sinh
- Lần đại tiện đầu tiên của trẻ không hôi
Phân su, màu đen như hắc ín, được tạo thành từ các chất nhầy, chất lỏng và bất cứ thứ gì khác mà trẻ tiêu hóa được khi ở trong bụng mẹ. Phân su chưa chứa vi khuẩn đường ruột làm cho phân có mùi. Khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn, vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập vào đường ruột của trẻ. Sau một vài ngày, phân có màu xanh lá cây, vàng hoặc nâu – với “mùi quen thuộc”.
- Cơn ngưng thở ngắn khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Thỉnh thoảng khi đang ngủ, trẻ nhỏ có thể ngừng thở trong vòng 5 đến 10 giây – thời gian vừa đủ để khiến những người mới làm bố hoặc mẹ hoảng sợ. Nhịp thở không đều là triệu chứng hay gặp. Nhưng nếu em bé có cơn ngừng thở lâu hơn hoặc niêm mạc hay da chuyển sang màu xanh tím thì đó là trường hợp cấp cứu y tế.
- Amidan của trẻ có các cảm thụ vị giác
Mặc dù trẻ sơ sinh có số lượng cảm thụ vị giác tương đương với trẻ nhỏ và người lớn hơn, chúng bao phủ nhiều khu vực hơn, bao gồm cả amidan và phía sau cổ họng. Trẻ sơ sinh cảm nhận được vị ngọt, đắng và chua, nhưng không nhận biết được vị mặn (cho đến khoảng 5 tháng). Đây là vấn đề hết sức có ý nghĩa: Sữa mẹ có vị ngọt, trong khi vị đắng và chua có thể có hại. Khi bắt đầu ăn thức ăn đặc, trẻ có xu hướng thích những món giống mẹ đã ăn khi mang thai và cho con bú.
- Trẻ khóc nhưng không có nước mắt
Trẻ sơ sinh bắt đầu khóc khoảng 2-3 tuần, nhưng nước mắt chỉ được tiết ra cho đến khi trẻ được khoảng một tháng tuổi. Trẻ khóc nhiều vào tầm chiều muộn và đầu giờ tối. Thông thường, điều đó không có lý do và bạn không cần làm gì cả.
Thời điểm 6 – 8 tuần tuổi đối với trẻ sinh đủ tháng là thời gian trẻ hay khóc nhất. Sau 3 tháng tuổi, mọi thứ sẽ đi vào ổn định hơn.
- Trẻ sơ sinh có núm vú
Khi mới chào đời, cả bé trai và bé gái đều trông như chúng có bộ ngực nhỏ. Thậm chí chúng có thể chảy sữa. Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ sơ sinh đừng sờ nắn những núm vú nhỏ này quá mức. Chúng hình thành do trẻ hấp thụ estrogen từ mẹ và biến mất trong vòng vài tuần. Các bé gái cũng có kinh ít hoặc tiết dịch âm đạo kéo dài vài ngày.
- Trẻ thích quay mặt sang phải
Chỉ 15% trẻ sơ sinh thích quay đầu sang trái khi nằm ngửa. Điều này dường như liên quan đến gen, giống như việc có má lúm đồng tiền. Chuyện này kéo dài trong vài tháng và nó có thể giúp giải thích tại sao nhiều người thuận tay phải hơn.
Khi chăm trẻ sơ sinh bạn cần lưu ý một số đặc điểm để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn
- Trẻ sơ sinh có nhiều tế bào não cố định hơn
Mặc dù não của trẻ sẽ tăng gấp đôi về kích thước trong năm đầu tiên, nhưng não trẻ sơ sinh đã có khá đầy đủ các tế bào thần kinh mang thông tin điện. Nhiều tế bào thần kinh trong số này sẽ không được sinh ra mới khi chúng chết đi, vậy nên người lớn có ít tế bào thần kinh hơn. Các kết nối giữa các tế bào bị giảm khi trẻ lớn, điều này giúp trẻ tập trung nhưng cũng làm giảm khả năng sáng tạo.
- Trẻ trai cương cứng dương vật
Điều này xảy ra ngay trước khi trẻ đi tiểu. Hiện nay vẫn chưa có lý do chính xác tại sao lại xảy ra điều này, nên bạn không có gì phải lo lắng. Bạn thậm chí nhìn thấy được trên siêu âm, trước khi trẻ sinh ra. Dương vật của bé trai có thể trông lớn khi mới sinh, có thể nội tiết tố của trẻ và cả của mẹ ảnh hưởng lên phần nào đó.
- Trẻ nhỏ có thể sợ hãi chính mình
Quá nhiều điều khiến trẻ sơ sinh giật mình: tiếng ồn lớn, mùi hương nồng nặc, ánh sáng chói lóa, chuyển động đột ngột, thậm chí cả tiếng khóc của chính trẻ. Bạn nhận biết được trẻ giật mình khi thấy chúng vung tay sang hai bên, bàn tay mở ra, sau đó nhanh chóng khép lại và thu về phía cơ thể. Phản xạ Moro này phát triển như một tín hiệu cảnh báo rằng đứa trẻ đang mất thăng bằng.
- Qua thời gian, vết bớt có thể mất đi
Các vùng da màu hồng hoặc đỏ xuất hiện trên trán hoặc sau gáy và các bớt Mông Cổ (các mảng phẳng, hơi xanh trông giống như vết mực trên lưng) thường mờ dần trong vòng vài năm.
Mặc dù ban đầu, việc hiểu trẻ sơ sinh của bạn có vẻ quá sức, nhưng bạn sẽ bắt đầu đọc được các tín hiệu của bé ngay lập tức. Quan sát cách trẻ phản ứng khi bị cởi quần áo, nói chuyện, bế và cho ăn. Bạn sẽ sớm hiểu được những điều mà trẻ muốn và những trải nghiệm mà trẻ không thích.
Bé có thể quay đi, vặn vẹo hoặc quấy khóc để cho bạn thấy rằng bé không thích thứ gì đó. Mặt khác, nếu có điều gì đó hấp dẫn trẻ, trẻ thể hiện điều này bằng cách chăm chú nhìn vào nó và trở nên yên lặng.
Bạn có thể biết rằng bạn cần đánh thức trẻ một chút trước khi cho bú. Hoặc trẻ cần phải ở trong trạng thái tỉnh táo trước khi bắt đầu chơi vui vẻ. Bạn sẽ sớm nhận ra những điều này trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
2. Làm thế nào để biết nếu trẻ sơ sinh muốn một cái gì đó?
Trẻ muốn được cho ăn? Trẻ phát ra một âm thanh cụ thể hoặc khóc khi đói, có thể ngậm mút tay hoặc nắm đấm. Bạn có thể nhận thấy bé quay đầu mạnh sang một bên trong khi há miệng khi muốn bú.
Trẻ cần ngủ không? Trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc khi cần ngủ hay nhìn chằm chằm với đôi mắt đờ đẫn trước khi ngủ thiếp đi.
Có phải tã ướt hay bẩn khiến bé khó chịu không? Bé sẽ cho bạn biết bằng cách khóc hoặc bồn chồn hay có những cách khác để nói với bạn, chẳng hạn như nhăn mặt, nhìn đi chỗ khác hoặc mất hứng thú khi chơi.
Trẻ quá nóng hay quá lạnh? Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của trẻ bằng cách sờ nắn bụng hoặc gáy. Các dấu hiệu khác cho trẻ nóng bao gồm má đỏ bừng, tóc ẩm ướt và thở gấp. Trẻ sơ sinh mất nhiệt qua đầu, vì thế hãy luôn đội mũ cho bé khi đi ra ngoài vào mùa đông.
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bạn sẽ hiểu khi trẻ sơ sinh muốn một cái gì đó
3. Trẻ sơ sinh không ngừng khóc, bạn nên làm gì?
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi nghe con mình khóc, bạn không đơn độc. Hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy như vậy. Nhưng khóc chỉ đơn giản là một trong nhiều cách giao tiếp của bé. Đáp lại trẻ là cách tốt nhất để giúp bé thư giãn.
Một cách tiếp cận tốt khi trẻ quấy khóc là lướt thử qua những điều cơ bản sau đây chỉ một lần, sau đó tạm dừng. Vì vậy, hãy thay tã cho trẻ, ôm ấp và cho trẻ ợ hơi, đồng thời kiểm tra xem trẻ đau hay đói không. Sau đó đặt trẻ xuống trong khoảng năm phút. Bạn có thể tiếp tục chăm sóc trẻ nếu trẻ vẫn quấy khóc, nhưng hãy đặt bé xuống một lần nữa sau đó.
Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè hoặc gia đình, nếu có thể. Nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng trẻ sơ sinh khóc là bình thường có thể giúp bạn bớt lo lắng hơn.
Ba tháng đầu tiên của trẻ còn được gọi là tam cá nguyệt thứ tư. Đó là thời điểm thay đổi và phát triển đặc biệt đối với em bé của bạn, khi em bé thích nghi với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Hãy kiên nhẫn tìm hiểu thêm về em bé của bạn và thời gian này nhé.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...