Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Bạn muốn sinh con thứ 2 nhưng không biết mình đã sẵn sàng hay chưa? Kiểm tra ngay 3 kế hoạch dưới đây đã hoàn thành chưa rồi mới quyết định, mẹ nhé!
Sau khi có bé đầu tiên, nếu bạn muốn sinh thêm con thứ hai, bạn sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều về sức khỏe, tuổi tác, tâm lý… Một khi đã chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ vượt qua những khó khăn và rào cản một cách dễ dàng để tận hưởng niềm vui trọn vẹn của việc có thêm những thiên thần nhỏ. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bố mẹ lên kế hoạch cho việc chào đón em bé thứ hai một cách hoàn hảo nhất.
Chuẩn bị sức khỏe
Ở lần mang thai thứ hai này, bạn có thể sẽ ít quan tâm đến sức khoẻ hơn so với lần đầu. Nhưng thực chất, mẹ cần phải thật khoẻ mạnh để chuẩn bị sẵn sàng hơn cho lần sinh sau. Các chuyên gia nói rằng phải mất ít nhất một năm để cơ thể hồi phục hoàn toàn từ lần mang thai đầu tiên. Dù vậy, bạn có thể không cần chờ đến một năm nếu đã trở lại cân nặng bạn đầu, ăn tốt và cảm thấy có đủ năng lượng để bắt đầu một thai kỳ tiếp theo. Bố mẹ hãy lên kế hoạch cho bé thứ hai chỉ khi các điều kiện về sức khỏe cho phép nhé.
Lập kế hoạch dựa trên các thuận lợi và khó khăn
Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về kế hoạch mang thai lần thứ hai, vợ chồng bạn cần nắm rõ những điều gì sẽ thuận lợi, điều gì gây khó khăn cho bạn.
Nếu sinh con “thưa” – khoảng cách tuổi của hai bé xa – mẹ bầu cũng sẽ bị ảnh hưởng về tuổi tác. Sinh con năm một sẽ giúp giải quyết những hạn chế này, đồng thời bạn còn có thể giảm bớt cảm giác đau đớn khi mang thai. Tuy vậy, nếu thời gian cách hai lần sinh quá ngắn, bạn sẽ không thể nghỉ ngơi (hoặc ngủ) nhiều vì cần thời gian để chăm sóc bé đầu. Đồng thời, nếu mẹ đang cho đứa con đầu lòng bú trong khi mang thai bé thứ hai, có nghĩa là bạn đang nuôi một lúc cả hai đứa trẻ, điều này rất có thể sẽ hạn chế dinh dưỡng ở cả hai bé.
Khoảng cách tốt nhất để sinh tiếp bé thứ 2 là khi bé đầu ít nhất đã lên 3 tuổi.
Xem xét tài chính cho thai kỳ thứ hai
Nếu bạn đang đi làm thì cần biết rằng ngân sách của gia đình có thể mất một khoản khi bước vào thời kỳ “nằm ổ”. Mẹ bầu không thể lao lực để kiếm tiền nữa, mà cần được săn sóc chu đáo. Kèm theo đó là việc thêm một thành viên trong gia đình, các khoản chi tiêu gia đình sẽ có sự thay đổi không nhỏ. Vì vậy, bố mẹ cần có kế hoạch chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho khâu tài chính trước khi quyết định nhé!
Từ xưa, ông bà ta đã có quan niệm “con đàn cháu đống” là phúc. Việc sinh nhiều con mang lại nhiều lợi ích cho cả gia đình. Với những ai đang có dự định sinh thêm con thứ hai, KNNC mong rằng bạn sẽ có cho mình một kế hoạch tuyệt vời với những chia sẽ bên trên. Chúc bố mẹ “thuận buồm xuôi gió” nhé!
Bạn có thể xem thêm:
-
9 bước để mang thai thành công
-
Khi nào bố mẹ nên sinh con thứ hai/p>
-
Chăm con sinh năm một mà mẹ vẫn nhàn: ngày sinh con
Công cụ tính ngày rụng trứng
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Công cụ tính ngày rụng trứng
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Mục đích
Theo dõi chu kỳ kinh
Cơ hội thụ thai
Tránh thai
Ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
28
Số ngày hành kinh
(ngày)
7 Tính ngay
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...