3 giai đoạn phát triển cảm xúc quan trọng ở trẻ nhỏ

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Năm đầu tiên sau khi chào đời là thời điểm trẻ phát triển cảm xúc rất nhanh. Nếu chú ý quan sát, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều thú vị đấy.

Sau khi bé chào đời được vài tháng, bạn sẽ nhận thấy hành vi của con bắt đầu thay đổi khá nhanh. Từ đứa trẻ sơ sinh chỉ biết bú, ngủ, khóc và ị, bé sẽ bắt đầu tò mò quan sát xung quanh, phản ứng lại với những lời nói của bạn hoặc thậm chí có thể “tỏ thái độ” khi không hài lòng. Sự phát triển cảm xúc của trẻ trong giai đoạn đầu đời là nền tảng của các kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp sau này. Hãy cùng KNNC xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về giai đoạn phát triển thú vị này của bé nhé.

Quá trình phát triển cảm xúc ở trẻ sơ sinh

Ngay từ khi sinh ta, chúng ta đã sở hữu một số kỹ năng, phản xạ nhất định. Nhưng có rất nhiều thói quen, hành vi sẽ được hình thành thông qua việc quan sát người khác và cách chúng ta cảm nhận những điều đó. Đây chính là nền tảng của sự phát triển cảm xúc và chúng ta sẽ tiếp tục học những điều này trong suốt cuộc đời. Những kỹ năng nền tảng trong sự phát triển cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn mang đến một góc nhìn khác trong việc học và khám phá những điều mới. Nếu nhận được sự phát triển tốt nhất, sau này trẻ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn và biết cách yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.

Các giai đoạn phát triển cảm xúc của bé

Quá trình phát triển cảm xúc của trẻ thường song hành với các giai đoạn tăng trưởng:

1. 1 đến 3 tháng tuổi

Trong những tháng đầu tiên, bé chỉ mới bắt đầu với những tiếng khóc và đang quen dần với việc bú mớm, đi vệ sinh. Trong giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu nhận thức được sự tồn tại của thế giới xung quanh. Lúc này, tất cả mọi thứ đối với bé là hoàn toàn mới và bé đang tập làm quen dần. Ở giai đoạn này, bé sẽ:

  • Dần nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn trước
  • Bắt đầu cảm nhận được những người quen thuộc
  • Phản ứng lại bạn nếu bạn ôm ấp, vỗ về bé
  • Hiểu được sự an toàn khi có sự hiện diện của cha mẹ và ngừng khóc khi được bế lên
  • Trở nên tập trung khi nghe giọng nói của bạn
  • Biểu cảm khi có ai đó nói chuyện với bé.

2. 3 đến 6 tháng tuổi

Từ 18 – 24 tuần tuổi, bé bắt đầu nhận thức rằng mình là một cá thể riêng biệt. Khi đã dần quen với thế giới xung quanh và mọi người, bé sẽ bắt đầu khám phá đôi tay mình và trở nên thoải mái với những người quen. Ở giai đoạn này, bé sẽ:

  • Mỉm cười khi nhìn thấy điều gì đó thú vị
  • Bắt đầu nhận ra cha mẹ và những người hay chăm bé
  • Mong muốn được giao tiếp và có thể yêu cầu bạn ôm ấp bằng cách khóc
  • Bắt đầu vẫy tay và chân
  • Nhận thức sự khác biệt giữa hai người và biết họ là những cá thể riêng biệt
  • Có thể nhận ra mình trong gương và cười lớn
  • Nhìn vào những đứa trẻ khác và thấy được sự quen thuộc
  • Bắt đầu biết “đáp lại” khi được gọi bằng tên của mình.

3. 6 đến 9 tháng tuổi

Ở thời điểm này, trẻ sẽ bắt đầu khám phá không gian xung quanh và hiểu được các sắc thái của việc giao tiếp. Bé không chỉ biểu lộ cảm xúc tốt hơn mà còn hiểu được những cảm xúc có sắc thái giống nhau:

  • Yêu thích trò chơi ú òa
  • Bắt đầu hiểu khi nào bạn đề cập đến bé và nắm bắt một số tín hiệu phi ngôn ngữ nhất định
  • Hiểu ý nghĩa đằng sau một khuôn mặt tức giận hoặc một giọng nói lớn
  • Phát triển khái niệm sở hữu và yêu cầu lấy lại đồ chơi của mình nếu bị lấy đi
  • Dựa dẫm vào những người quen thuộc khi có người lạ đến gần
  • Mút ngón tay cái hoặc nắm tay để xoa dịu cảm xúc chính mình.

4. 10 đến 12 tháng tuổi

Khi gần được một tuổi, bé bắt đầu hiểu rõ về ngôi nhà của mình và khái niệm gia đình. Bé bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình trong một phạm vi rộng hơn, muốn tự mình làm mọi việc và tìm kiếm sự xác nhận từ những người gần gũi với bé:

  • Thể hiện sự thân thiết, gần gũi với bạn
  • Bắt đầu thích những trò đùa hoặc hành động hài hước
  • Hợp tác với bạn trong một số hoạt động
  • Bắt đầu nổi cơn giận dữ khi mọi thứ không như ý muốn
  • Tìm kiếm sự xác nhận của bạn để làm một cái gì đó hoặc bắt đầu tự vỗ tay
  • Bắt đầu có ý thức về sự độc lập.

phát triển cảm xúc

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về việc phát triển cảm xúc

Trong quá trình phát triển, bé có thể đối mặt với hai vấn đề sau:

  • Không kiểm soát được cảm xúc của mình, dẫn đến việc thường xuyên giận dữ
  • Ức chế cảm xúc, không hiểu được các tín hiệu hay sắc thái xã hội.

Cả hai điều này có thể thấy ở tất cả các bé: thỉnh thoảng, bé có thể tức giận về một điều cụ thể hoặc bé muốn “chui vào vỏ ốc” và thích chơi một mình. Tuy nhiên, vấn đề chỉ thật sự nghiêm trọng nếu:

  • Bé luôn lo lắng và sợ hãi với tất cả mọi thứ. Chẳng hạn như chỉ một tương tác nhỏ với một người lạ có thể khiến bé bối rối, khóc lóc trong thời gian dài. Thậm chí, bé có thể mất ngủ, hay giật mình hoặc bỏ bú.
  • Bé hoàn toàn không quan tâm đến bất cứ điều gì xảy ra xung quanh mình. Bạn đưa cho bé một món đồ chơi mới, đưa bé đến một nơi mới hoặc dạy bé một trò chơi mới, bé cũng thờ ơ, không thể hiện bất cứ cảm xúc gì.
  • Bé không muốn di chuyển nhiều hoặc cứ nhìn chằm chằm vào món đồ chơi yêu thích mà không tự đi lấy.

Những vấn đề này cũng có thể nhận thấy thông qua các triệu chứng như đau đầu thường xuyên, các vấn đề về dạ dày, khó tiêu… Thậm chí, sự thờ ơ của bé còn có thể che giấu một căn bệnh tiềm ẩn nào đó.

Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của trẻ sơ sinh?

  • Đầu tiên, bạn nên bắt đầu bằng việc giao tiếp. Bất cứ khi nào bé tỉnh giấc, hãy trò chuyện, ôm ấp, vỗ về bé.
  • Hãy để bé biết rằng tức giận không có gì là sai nhưng cần phải biết cách thể hiện điều đó. Bạn có thể dạy bé điều này bằng cách chỉ cho bé cách bạn xử lý các vấn đề. Chẳng hạn, khi giúp bé tìm đồ chơi, hãy nói to cách làm của bạn để bé biết.
  • Sử dụng những biểu cảm khuôn mặt đơn giản khi nói chuyện với bé. Tránh thể hiện các cảm xúc tiêu cực như mỉa mai hoặc đau khổ vì bé vẫn chưa đủ lớn để hiểu.
  • Nếu bé thường xuyên giận dữ, hãy tìm cách đánh lạc hướng hoặc làm điều gì đó hài hước, vui nhộn để bé bình tĩnh lại.
  • Giúp bé cảm nhận được sự an toàn và khuyến khích bé khám phá những điều mới.

Quá trình phát triển cảm xúc của bé chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ. Các bé sẽ học rất nhiều từ những người xung quanh và bạn sẽ là hình mẫu mà bé luôn hướng đến khi bé tìm hiểu về thế giới xung quanh và cách cư xử. Là cha mẹ, hãy giúp bé phát triển cảm xúc đúng đắn bằng cách tạo môi trường vui vẻ, thoải mái nhất. Khi mọi người cư xử vui vẻ với nhau, bé sẽ tự học được điều đó.

Ngân Phạm / KNNC

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!