5 điều bố mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trong những năm gần đây, bệnh tay chân miệng đang diễn biến khá phức tạp, thậm chí có những ca tử vong. Thế nhưng, trước tình hình này, nhiều bậc cha mẹ lại lơ là, chủ quan và không thật sự hiểu hết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 60 nghìn trẻ em bị tay chân miệng, trong đó, trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng hay bị nhất, chiếm 99,5%. Đây là căn bệnh rất dễ lây lan, đồng thời nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, việc trang bị kiến thức đầy đủ về căn bệnh này là điều cần thiết đối với các bậc cha mẹ.

1. Thủ phạm gây bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, do các loại virus thuộc nhóm đường ruột gồm Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác gây ra. Trong đó, thường gặp nhất là virus đường ruột type 71 (EV71) và Coxsackie A16. Đặc biệt, virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và dẫn đến tử vong.

Các loại virus này lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn. Nguyên nhân lây lan thường là do ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ. Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng là do cả người lớn và trẻ nhỏ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rửa tay cũng như chưa biết cách rửa tay như thế nào là đúng.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Mệt mỏi, quấy khóc là những biểu hiện đầu tiên của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Sau 6 – 12 giờ, trẻ có thể bị sốt, thông thường là sốt nhẹ từ 37,5 đến 38°C, có một số bé không sốt hoặc chỉ sốt thoáng qua.

Thông thường, sau khi sốt từ 24 – 48 giờ, các nốt phỏng nước sẽ xuất hiện ở miệng, sau 1 – 2 giờ, các nốt phỏng này sẽ vỡ ra tạo thành vết loét trên niêm mạc lưỡi, xung quanh miệng. Ngoài ra, lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ cũng có những nốt phỏng nổi cộm lên mặt da, cứng, chắc, những nốt này thường khô và đóng vảy sau 2 – 3 ngày, sau đó bong ra. Ngoài ra, các bé có thể có ban đỏ ở chân, mông, đùi hoặc cẳng tay, mông và quanh hậu môn.

Ngoài các biểu hiện chính như trên, các bé còn nôn trớ, hắt hơi, chảy nước mũi, đi ngoài phân lỏng 2 – 3 lần/ngày kéo dài trong 2 – 3 ngày. Bệnh thường diễn biến trong vòng 5 ngày sau đó sẽ đi vào giai đoạn ổn định. Dù vậy, bạn cũng cần cẩn thận bởi cũng có trường hợp trẻ gặp phải biến chứng (tỷ lệ khoảng 1/1.000 trường hợp), thậm chí là tử vong.

mẹ cho bé uống thuốc

3. Cảnh giác với bệnh tay chân miệng do chủng virus EV71 gây ra

EV71 là loại virus gây bệnh tay chân miệng đang khiến nhiều người lo lắng bởi chủng virus này dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên người bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Theo thống kê, số ca bị tay chân miệng do nhiễm virus EV71 chiếm khoảng 21%.

Các bé bị tay chân miệng do virus EV71 thường sẽ có những biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng. Bệnh có thể gây ra các biến chứng về thần kinh, các vấn đề về hệ tuần hoàn và có thể tử vong chỉ trong vòng một thời gian ngắn do sưng phổi, phổi tụ máu, co giật… Trẻ bị nhiễm virus EV71 có nguy cơ gặp biến chứng thần kinh cao gấp 5 lần so với nhiễm các virus đường ruột khác gây bệnh tay chân miệng.

4. Trẻ bị tay chân miệng không cần phải kiêng tắm

Những tháng cuối năm, đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa, là thời điểm mà bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát gây thành dịch lớn, nên bạn cần hết sức cảnh giác. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng, bạn cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc và điều trị kịp thời. Nếu bệnh nhẹ, trẻ có thể được điều tại nhà. Do bệnh chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng, biểu hiện bệnh lý của bé như cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu con sốt cao, nhỏ thuốc giảm đau nếu xuất hiện viêm loét trong miệng, súc miệng để vệ sinh khoang miệng… Quan trọng nhất là cha mẹ phải thường xuyên theo dõi các biến chứng có thể xuất hiện như giật mình, đờ đẫn, nôn mửa nhiều, đau đầu dữ dội, nói năng không mạch lạc, khó thở, mạch đập yếu, chân tay lạnh ngắt. Nếu bé có một trong các biểu hiện trên thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi trẻ bị tay chân miệng cần kiêng tắm để tránh làm vỡ mụn nước làm cho bé bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc kiêng tắm rửa là một quan niệm sai lầm bởi nếu không tắm, rửa sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng khác nguy hiểm hơn. Do đó, khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, điều quan trọng là bạn cần chú ý giữ vệ sinh cho trẻ. Bạn cần phải tắm cho trẻ bằng nước sạch, ấm và sữa tắm có chức năng sát khuẩn để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.

5. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là cách phòng bệnh đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Về lý thuyết, việc phòng bệnh tay chân miệng rất là đơn giản. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy bởi từ nhận thức đúng cho đến hành động đúng là điều rất xa vời. Phần lớn chúng ta đều biết để phòng bệnh tay chân miệng thì cần rửa tay đúng cách, đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, sát khuẩn, diệt khuẩn đồ chơi, vệ sinh nơi sinh hoạt của trẻ nhưng việc thực hiện thì lại rất lơ là, chủ quan, nhất là những gia đình chưa có trẻ mắc bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số những cách phòng bệnh thì vệ sinh tay được coi là liều vắc xin tự chế đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có hiệu quả vô cùng tốt. Chỉ một động tác rửa tay với xà phòng diệt khuẩn đã làm giảm tới 35 – 45% nguy cơ lây truyền các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đặc biệt là tay chân miệng. Bởi theo các chuyên gia y tế, trên bàn tay của mỗi người có chứa đến hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Rửa tay đúng là rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay sạch khuẩn dưới vòi nước để rửa trôi đi các chất có chứa virus bám trên tay. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có thói quen rửa tay vội vàng, trong khi đó, các loại xà phòng hay nước rửa tay thông thường thì rất khó làm sạch được vi khuẩn. Do đó, bạn nên chọn những loại sản phẩm có thành phần sạch khuẩn “siêu tốc” như Ion Bạc để đảm bảo bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ.

Không chỉ nhắc nhở bé, bạn và những người chăm sóc trẻ cũng cần phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chăm sóc trẻ, chế biến đồ ăn thức uống cho trẻ, khi vừa ở bên ngoài về… Bởi bàn tay của người lớn thường là tác nhân trung gian dễ lây bệnh cho trẻ nhất.

Ngân Phạm / KNNC

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!