Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bị cảm cúm khi mang thai luôn là nỗi lo của rất nhiều phụ nữ. Lúc này các mẹ bầu cần hết sức thận trọng trong việc điều trị bệnh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch hoạt động kém hơn lúc bình thường khiến mẹ bầu trở thành đối tượng “tấn công” của các loại vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, lúc này thuốc tây không còn là sự lựa chọn phù hợp cho mẹ bầu nữa. Thay vào đó, mẹ nên áp dụng 8 điều sau đây nhằm làm giảm các dấu hiệu của bệnh một cách nhanh chóng nhất.
1. Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối có tính sát khuẩn cực cao nên mẹ bầu có thể sử dụng loại nước này để súc miệng hàng ngày nhằm làm dịu cổ họng và giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm như rát cổ họng và ho dai dẳng.
Súc miệng nước muối làm giảm cảm giác đau rát họng khi bị cảm cúm
2. Nhớ kê gối cao khi nằm ngủ
Một giấc ngủ ngon mỗi đêm có thể nâng cao sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, khi bị cảm cúm, mẹ bầu khó có thể ngủ ngon giấc vì các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn vào buổi tối hoặc khuya. Lúc này, mẹ bầu nên chồng nhiều gối lên và kê gối cao khi nằm ngủ để giảm nghẹt mũi và ngủ ngon giấc hơn.
3. Làm ẩm không khí
Khi bị cảm cúm, mẹ bầu có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy xông hơi để thư giãn. Bạn cũng có thể làm ẩm không khí bằng hơi nước nóng trong nhà tắm và thư giãn một chút. Không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi.
4. Dùng tinh dầu để trị cảm cúm khi mang thai
Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như loải hương, bạch đàn và tràm trà là mẹo trị cảm cúm an toàn và hiệu qủa. Các tinh chất trong các loại dầu này có thể làm dịu, giải tỏa và hỗ trợ hô hấp hiệu quả. Mẹ bầu có thể thoa lên ngực, lòng bàn chân hoặc bất kì nơi nào mà mẹ muốn.
Tinh dầu sẽ giúp mẹ bầu bị cảm cúm có một giấc ngủ ngon
5. Dùng thuốc nhỏ mũi để trị ngạt mũi
Nếu không muốn dùng nước muối sinh lý, mẹ bầu có thể mua thuốc nhỏ mũi để vệ sinh mũi hàng ngày. Thành phần chính của chúng cũng chỉ là dung dịch muối nên rất an toàn cho mẹ bầu.
6. Uống nhiều đồ nóng
Uống nhiều nước trong giai đoạn bị bệnh cảm cúm vừa tốt cho bé, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Đặc biệt, mẹ bầu nên nhâm nhi tách trà nóng, nước ấm pha chanh và mật ong mỗi ngày. Hơi nóng sẽ làm dịu chứng viêm họng và nghẹt mũi nhanh chóng.
7. Thường xuyên hỉ mũi
Hỉ mũi làm chất nhầy thoát ra ngoài, việc này tốt hơn là hít vào khiến nó chảy ngược lên đầu. Vì vậy, mẹ bầu nên thủ sẵn khăn giấy trong túi để phòng những khi muốn hỉ mũi.
8. Tăng cường bổ sung vitamin lúc bị cảm cúm khi mang thai
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, uống nước chanh mật ong là cách điều trị cảm cúm trong thời gian mang thai hiệu quả. Không chỉ vậy đây cũng là bí quyết trị viêm họng an toàn được nhiều mẹ bầu tin tưởng.
Uống nước chanh, mật ong giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu
Hường
Lưu ý:
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Những điều cần biết về suy dinh dưỡng ở người trưởng thành
KNNC Những điều cần biết về suy dinh dưỡng ở người trưởng thành Nhiều người...
Dị tật xương ức gà ở trẻ em
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Bác...
Các mốc tập nói của trẻ sơ sinh
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị...
Cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh
KNNC Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những yếu...
Nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị...
Chọn thức ăn công thức cho trẻ
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc...