Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Con yêu chào đời hẳn là mang lại nhiều niềm vui cho bố mẹ. Tuy nhiên, đằng sau niềm vui là sự mệt mỏi, lo lắng khi chăm sóc thành viên mới trong gia đình. Vì thế, bạn cần trang bị cách để giảm căng thẳng sau khi sinh.
Chị Quế Chi (40 tuổi) chia sẻ những ngày đầu sau khi sinh đối với chị như một cực hình. Sự đau nhức cơ thể và làm quen với việc chăm sóc con khiến chị cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Việc chăm con như lo cho con bú, thay tã, vệ sinh, tắm rửa cho con… đã chiếm gần hết thời gian của chị. Chị không có thời gian chăm lo cho bản thân và không muốn tiếp xúc với ai ngoài người thân. Lúc ấy, trông chị rất nhếch nhác nên cảm giác tự ti lúc nào cũng hiện lên trong đầu. Hàng đêm, chị phải thức mấy lần cho con bú và từng khóc ấm ức trong đêm. Thế nhưng, sau một thời gian, những căng thẳng không còn, cơ thể chị cũng dần hồi phục và chị cũng quen với nếp sinh hoạt của con nên mọi chuyện cũng tạm ổn.
Chị Chi chỉ là một trường hợp điển hình của rất nhiều phụ nữ sau khi sinh con. Thời gian này, nếu không có những biện pháp đối phó thích hợp, bạn sẽ khó vượt qua và có thể dẫn đến những bệnh tâm lý khác như trầm cảm sau sinh. Sau đây là một số phương pháp KNNC gợi ý để bạn tham khảo.
1/ Nhờ sự giúp đỡ của người thân
Sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh giống như trụ cột hỗ trợ tinh thần cho bạn trong những ngày đầu sau sinh. Đừng để bản thân giải quyết mọi việc một mình vì không ai muốn bạn là một “bà mẹ đa năng” cả. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của mẹ mình hay mẹ chồng nấu những món ăn bổ dưỡng để bạn phục hồi sức lực sau sinh.
Bên cạnh đó, chồng của bạn cũng có thể đút cho bạn ăn. Nếu có người giúp việc, bạn có thể nhờ họ giúp bạn rửa và khử trùng bình sữa. Ông, dì, dượng hay bạn thân cũng có thể giúp bạn trông con để bạn có thể nghỉ ngơi chốc lát.
2/ Lập thời gian biểu để chăm sóc con
Việc lập ra thời khóa biểu cho cuộc sống mới của mình là điều cần thiết. Bạn có thể cài nhắc nhở trên điện thoại để biết khi nào nên cho con bú. Bạn cũng đừng quên đếm số tã mà bé dùng trong ngày. Điều này sẽ giúp việc chăm sóc con đỡ vất vả hơn.
Nếu bạn cho con bú bằng sữa mẹ, bạn hút sẵn sữa và cất trong tủ lạnh, chồng bạn có thể lấy sữa này cho bé bú vào buổi tối. Ngoài ra, bạn và chồng có thể thay phiên nhau trông con, chẳng hạn như chồng bạn có thể trông con từ 7 giờ tối đến nửa đêm để bạn có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, đến lượt bạn chăm sóc con để chồng ngủ sáng mai còn đi làm.
3/ Linh hoạt hơn
Bố mẹ nên biết cách linh hoạt hơn khi chăm sóc con vì trẻ sơ sinh có thể thay đổi thói quen bất cứ lúc nào, đặc biệt là ngủ và ăn uống. Có thể hôm qua con ngủ lúc 7 giờ tối không có nghĩa là hôm nay con cũng ngủ giống như vậy. Khi con lớn lên, nhu cầu ăn uống cũng thay đổi. Trẻ thường đói bụng và ăn nhiều hơn. Bạn sẽ dễ dàng linh hoạt nếu bạn chú ý theo dõi con mỗi ngày.
4/ Suy nghĩ lại các ưu tiên của bạn
Khi lên danh sách những việc phải làm và làm ngay, không thể chờ đợi thêm nữa và chỉ có bạn mới làm được, bạn có thể suy nghĩ đến việc tìm một người tin tưởng để chăm sóc con giúp bạn. Còn những việc mà bạn cảm thấy mất thời gian như hẹn hò xem phim với bạn bè hay giúp đỡ dự án của một ai đó, bạn có thể từ chối.
5/ Luyện tập thể dục
Sau một đêm mất ngủ vì phải chăm sóc con, bạn thường cảm thấy mệt mỏi. Lúc này, một vài động tác thể dục hay đi dạo vài vòng trong công viên có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn đấy. Việc tập thể dục giúp cơ thể thải ra endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng).
6/ Quan tâm chồng
Vợ chồng cùng nhau chăm sóc con là điều rất cần thiết. Việc chăm sóc con khiến cả 2 đều bị thiếu ngủ. Có thể chồng bạn đang chống chọi với sự căng thẳng trong văn phòng và cả việc chăm sóc con. Do đó, đừng hụt hẫng nếu bạn cảm thấy chồng không được chu đáo với mình như trước khi có con.
7/ Đừng so sánh mình với người khác
Bạn không nên suy nghĩ bi quan khi thấy người sinh cùng thời điểm với mình đã hồi phục lại vóc dáng trong khi bạn vẫn tròn tròn như có bầu 3 tháng. Bạn cũng không nên lo lắng quá khi thấy đứa trẻ hàng xóm biết lăn khi mới 3 tháng trong khi đứa con 5 tháng của mình vẫn chưa biết gì cả. Thể trạng của mỗi người khác nhau nên mỗi đứa bé hay thai kỳ đều không giống nhau. Nếu bạn cảm thấy những nguồn thông tin trên mạng xã hội khiến bạn cảm thấy bất an, bạn có thể tránh xa những trang mạng này. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn.
8/ Suy nghĩ tích cực
Khi đề cập đến việc chăm sóc con, bạn không nên cảm thấy buồn khi nghĩ mình làm tốt nhưng kết quả không như mong đợi. Nếu bé không muốn ngủ một mình nhưng bà ngoại nhất quyết cho bé phải ngủ riêng, lúc này bạn có thể cho bé ngủ với bạn và cả hai đều sẽ ngủ ngon giấc. Bạn cũng đừng tạo nên áp lực khi chưa hoàn thành việc nhà, việc làm thêm hay quên ngày sinh nhật của một người bạn. Bạn cần thời gian để chăm sóc con nên không ai có thể trách bạn cả.
9/ Tạo cảm giác thoải mái
Việc làm cha mẹ là một thách thức và không ai có thể phủ nhận điều đó. Chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh khiến nhiều phụ nữ cảm thấy căng thẳng. Khi gặp khó khăn, tiếng cười sẽ là liều thuốc tốt nhất. Tất cả những gì bạn có thể làm mỉm cười, suy nghĩ lạc quan và biết rằng “chuyện rồi cũng sẽ qua”.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung canxi?
KNNC Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung thêm canxi không là vấn...
LỰA CHỌN KEM CHỐNG NẮNG NÀO TỐT CHO TRẺ
KNNC Hè gõ cửa rồi. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình rục...
NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN MẸ CẦN DẠY CHO TRẺ
KNNC Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh giai đoạn chuyển mùa như hiện...
Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ? (phần 2)
KNNC Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ?...
Khi nào nên và không nên dùng kháng sinh cho trẻ?
KNNC Vấn đề cơ bản của rất nhiều bà mẹ Việt Nam đó là không...
4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu
KNNC 4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu, 4...