Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bà bầu bị đau hông khi mang thai là tình trạng khá phổ biến bởi trong thời gian bầu bí có nhiều yếu tố khác nhau sẽ ảnh hưởng đến phần hông.
Nhiều bà bầu bị đau hông khi mang thai. Cơn đau này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba nhưng vẫn có thể hiện diện trong những tháng đầu thai kỳ.
Bài viết sau KNNC sẽ giải thích nguyên nhân vì sao bà bầu bị đau hông cũng như cách giảm đau hông khi mang thai mà bạn có thể tham khảo.
3 cách giảm đau hông khi mang thai
Để không bị cơn đau hông khi mang thai ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp như:
1. Tập yoga chữa đau hông khi mang thai
Các bài tập yoga kéo giãn có thể giúp nới lỏng phần hông bị căng và giảm đau. Yoga cho bà bầu cũng là hình thức vận động khá tốt vì chúng khá nhẹ nhàng cũng như ít gây tác động quá sức cho các cơ. Một số bài tập, động tác yoga mà gợi ý cho bạn gồm:
- Tư thế con bò, con mèo
- Tư thế móc câu hẹp
- Tư thế cây cầu
- Tư thế em bé.
2. Bà bầu bị đau hông nên chườm ấm, tắm nước nóng
Khi bà bầu bị đau hông khi mang thai, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm nóng, biện pháp này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu ở khu vực eo và hông, từ đó giảm cứng khớp, căng cơ. Ngoài ra, nếu có bồn tắm, bạn hãy thử áp dụng hình thức ngâm bồn pha cùng một chút muối hồng. Việc làm này sẽ vừa giúp đào thải độc tố, vừa giảm đau khá hữu hiệu.
3. Massage giảm đau
Bạn có thể dùng dầu xoa bóp để làm cơn đau hông, việc dùng lực massage cũng như các loại tinh dầu có đặc tính kháng viêm giảm đau (tinh dầu gừng, tràm, oải hương, hoa cúc, bạc hà…) sẽ giúp mẹ bầu dần cảm thấy dễ chịu hơn.
5 nguyên nhân gây đau hông khi mang thai
Một số lý do khiến bà bầu bị đau hông trong thai kỳ gồm:
1. Do nội tiết tố relaxin
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố relaxin sẽ tăng, Đây là nội tiết tố có nhiệm vụ làm thư giãn, làm mềm các mô kết nối xương của bạn trên khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến khó chịu vùng chậu, đặc biệt là đau lưng hoặc đau hông khi mang thai.
2. Tăng cân khiến bà bầu bị đau hông
Hiện tượng tăng cân khi mang thai có thể làm cho bà bầu bị đau hông do xương và các khớp đang c phải chịu trọng lượng khá lớn. Bên cạnh đó, tăng cân quá mức có thể gây ra các tình trạng khó chịu khác.
Để biết được mình có bị thừa cân trong lúc mang thai hay không và làm thế nào để điều chỉnh lại cân nặng nằm trong mức hợp lý, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý giảm cân khi mang thai nếu như chưa có góp ý chuyên môn.
3. Tư thế không phù hợp
Tư thế của bạn có thể thay đổi khi tăng cân. Không chỉ vậy, nếu thai nằm nghiêng sang bên này nhiều hơn bên kia cũng có thể khiến bà bầu bị đau hông khi mang thai.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt hằng ngày như bế 1 em bé khác lên hông, mang vác vật nặng cũng gây ra tình trạng đau nhức. Để hạn chế những nguy cơ cơn đau diễn biến trầm trọng hơn, bạn hãy cố gắng điều chỉnh tư thể, ngồi thẳng lưng hoặc dùng gối kê, hạn chế xách vật dụng quá nặng.
4. Loãng xương nhẹ
Một số trường hợp bị loãng xương khi mang thai sẽ khiến bà bầu bị đau hông. Tình trạng này thường bắt đầu vào khoảng thời gian trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, do lúc này nhu cầu canxi và kali của em bé tăng lên, từ đó lấy đi những khoáng chất này trong cơ thể người mẹ.
Chứng loãng xương thoáng qua thường thuyên giảm ngay sau khi sinh, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn có thể bị rạn xương hông, mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.
5. Tư thế ngủ khiến bà bầu bị đau hông
Ngủ nghiêng có thể góp phần gây đau hông do trọng lượng thai đè lên các khớp hông của bạn. Nếu tư thế này gây khó chịu cho phần hông, hãy cân nhắc để 1 chiếc đệm gối mềm giữa 2 đầu gối để giúp hai chân có được vị trí ổn định nhất.
Cách ngăn ngừa tình trạng hông bị đau
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa cơn đau hông xuất hiện mà bà bầu có thể thử gồm:
- Cân nhắc đến việc dùng đai đỡ bụng bầu
- Hạn chế đứng quá lâu, ngồi vắt chéo chân, cúi gập người
- Ưu tiên trạng phục thoải mái, không bó sát, nên chọn giày đế bệt
- Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như đi bộ, bơi, yoga, squat nhẹ nhàng
- Không vì tư tưởng “ăn cho 2 nguời” mà khiến bản thân tăng cân vượt mức tiêu chuẩn.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...