Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Có không ít bà bầu uống dầu cá với niềm tin rằng omega-3, axit béo có trong dầu cá, có lợi cho cả mẹ bầu lẫn sự hình thành, phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy thực hư của việc này là như thế nào?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng axit béo omega-3 đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển thần kinh của em bé, đặc biệt là sự phát triển của não và mắt. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo mẹ bầu nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu omega-3 trong chế độ ăn uống để bé yêu nhận được những lợi ích tuyệt vời này.
Vậy bà bầu uống dầu cá có an toàn toàn không và những lưu ý khi bổ sung omega-3 cho bà bà bầu là gì? Mời bạn cùng KNNC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bà bầu có nên uống dầu cá omega-3?
Theo các chuyên gia, việc uống dầu cá khi mang thai có an toàn hay không sẽ phụ thuộc vào loại dầu mà bạn bổ sung vào cơ thể, cụ thể như sau:
- Dầu cá được lấy từ phần thịt của cá được xem là an toàn
- Dầu lấy từ gan cá (chẳng hạn như dầu gan cá tuyết) không an toàn cho phụ nữ mang thai vì chúng chứa hàm lượng retinol (vitamin A) cao, khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Khi sử dụng đúng cách, bà bầu bổ sung omega-3 từ dầu cá sẽ mang đến lợi ích cho quá trình mang thai của bạn.
Lợi ích của uống dầu cá khi mang thai
Dầu cá mang lại lợi ích nhờ vào hai loại axit béo omega-3: EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid). Đặc biệt DHA là thành phần cấu trúc quan trọng của não và mắt, DHA đặc biệt quan trọng cho sự phát triển não và võng mạc thai nhi trong TCN III và đến 18 tháng sau sinh.
- Cân bằng sản xuất tuyến tiền liệt: Omega-3 có trong dầu cá sẽ hỗ trợ quản lý việc sản xuất các tuyến tiền liệt điều hòa huyết áp, đông máu, phản ứng viêm và dị ứng, chức năng đường tiêu hóa và thận, sản xuất hormone và dẫn truyền thần kinh.
- Ngăn ngừa rối loạn tâm trạng: EPA và DHA được biết đến là 2 axit béo có thể giúp mẹ bầu nâng cao tâm trạng tích cực và hạnh phúc trong thời kỳ mang thai cũng như sau sinh.
- Sự phát triển của thai nhi: Các nghiên cứu cho thấy bà bầu uống dầu cá giúp sẽ giúp bé con chào đời trong tương lai có sự phát triển tốt về mắt, não bộ, phối hợp vận động thần kinh, giảm nguy cơ tỷ lệ cân nặng lúc sinh thấp.
- Giúp mang thai và chuyển dạ an toàn: Omega-3 trong dầu cá cũng được biết là làm giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và kiểm soát cân nặng của mẹ bầu, tránh những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải.
- Cải thiện hệ miễn dịch của thai nhi: Omega-3 có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, do đó, khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ bầu uống dầu cá có thể được tăng cường giúp chống lại các tình trạng như dị ứng, cảm lạnh thông thường, cúm và các bệnh qua trung gian miễn dịch khác.
Tác dụng phụ không mong muốn
Tuy mang đến những lợi ích tốt cho mẹ bầu nhưng dầu cá vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý cẩn trọng, chẳng hạn như:
- Việc bổ sung quá nhiều dầu cá sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành cục máu đông của bạn, vì omega-3 làm giảm độ dính của tiểu cầu.
- Dầu cá nguồn gốc từ các loài cá nước ngọt thường có hàm lượng thủy ngân cao hơn, có thể gây hại cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bé và hệ thần kinh. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh tiêu thụ dầu từ cá mập, cá ngói (còn gọi là cá vược vàng hoặc cá hồng vàng), cá kiếm và cá thu vua.
- Bà bầu uống dầu cá chiết xuất từ gan cá chứa hàm lượng vitamin A cao có thể gây hại cho em bé trong bụng.
Liều dùng bà bầu uống dầu cá phù hợp
Liều lượng khuyến cáo hàng ngày của axit béo omega-3 nên rơi vào khoảng 650mg, trong đó có 300mg DHA. Vì vậy, bạn có thể có thể bổ sung khoảng 3 gram dầu cá mỗi ngày.
Giá trị dinh dưỡng của dầu cá
Các chất dinh dưỡng trong 100gm dầu cá có hàm lượng, giá trị như sau:
Chất dinh dưỡng Lượng Calo 902kcal Chất béo 100g Lipid Tổng số axit béo bão hòa 21.290g Tổng số axit béo không bão hòa đơn 56.564g Tổng số axit béo không bão hòa đa (Omega-3) 15.604g Cholesterol 766mg
Các loại dầu cá an toàn cho bà bầu
Dầu cá có nguồn gốc từ cá nước lạnh như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ và cá cơm đều được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, bạn nên mua sản phẩm từ các nhà sản xuất đáng tin cậy để loại trừ sự hiện diện của thủy ngân và các chất độc khác trong đó.
Giải đáp các câu hỏi thường gặp
Bà bầu uống dầu cá trong thời gian bao lâu là an toàn?
Không có khuyến nghị cụ thể về việc uống dầu cá khi mang thai. Nếu trong chế độ ăn uống ủa bạn thường có sự góp mặt của các cá chứa dầu hoặc các loại hạt thì không cần phải bổ sung thêm dưỡng chất này bằng các viên uống. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể uống dầu cá 2 lần mỗi tuần, để bổ sung được lượng axit béo omega-3 cần thiết.
Dầu cá và omega-3 có giống nhau không?
Không, dầu cá và omega-3 không giống nhau. Dầu cá là một nguồn cung axit béo omega-3 tuyệt vời, omega-3 cũng được tìm thấy trong hạt lanh, rau xanh đậm và hạt quả óc chó.
Vì cơ thể không thể tổng hợp axit béo, chúng ta phải phụ thuộc vào thực phẩm giàu omega-3, trong đó cá là nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời. Nếu được bác sĩ chấp nhận thì việc bà bầu uống dầu cá khi mang thai là biện pháp giúp cả mẹ lẫn con trở nên khỏe mạnh.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...