Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Trẻ em là đối tượng dễ bị nổi mề đay song bệnh lại thường dai dẳng và khiến bé ngứa ngáy, bỏ ăn, quấy khóc cả ngày… Vậy mẹ cần làm gì khi bé bị nổi mề đay để con lại vui tươi và bạn an lòng hơn?
Mề đay là một dạng dị ứng da do các nguyên nhân: hóa chất, vi sinh vật và nhiệt độ môi trường… thay đổi gây ra. Các nốt phát ban có thể sưng tấy đỏ tạo thành mảng hoặc riêng lẻ gây ngứa, trông như những nốt mụn nhỏ li ti, đốm màu và xuất hiện ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Bé bị nổi mề đay có thể kéo dài hàng giờ, hàng tuần hoặc hàng tháng. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng khiến bé rất ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào lúc ngủ.
Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bé bị nổi mề đay và cách chữa mề đay cho con tại nhà dưới đây để trẻ luôn thấy thoải mái, ăn ngon miệng và lớn khỏe mạnh nhé.
Nguyên nhân khiến bé bị nổi mề đay

1. Nhiệt độ thay đổi thất thường
Thời tiết hay nhiệt độ môi trường sống tăng giảm đột ngột là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em, nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh hoặc chuyển nóng.
2. Đồ ăn gây dị ứng khiến bé bị nổi mề đay
Trẻ có thể bị nổi mề đay khi ăn phải những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, hải sản, cá, sữa, trứng, đậu phộng, lúa mì…
3. Côn trùng cắn
Dị ứng do côn trùng đốt có thể khiến bé bị nổi mề đay, sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát. Nếu nặng hơn, bé có thể bị nôn mửa, khó thở, thở khò khè, mạch nhanh…
4. Bé bị nổi mề đay do uống thuốc
Một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh có thể gây kích ứng khiến bé bị nổi mề đay.
5. Tiếp xúc với hóa chất

Bé có thể bị nổi mề đay do tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc chất gây kích ứng mạnh trong các sản phẩm tắm gội. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bé mặc quần áo hay nằm trên chăn, gối, mùng, mền, nệm được giặt sạch bằng bột giặt, nước xả vải có hóa chất tẩy rửa. Ngoài ra, các sản phẩm tẩy rửa gia dụng có hóa chất mạnh cũng là nguyên nhân chính yếu khiến bé bị nổi mề đay.
6. Cọ sát với quần áo
Chất liệu quần áo từ vải len hoặc vải sợi nóng bức có thể chà sát vào da bé và gây nổi mề đay.
7. Những nguyên nhân khác khiến bé bị nổi mề đay
Trẻ có thể bị nổi mề đay do nhiễm trùng, căng thẳng, gãi ngứa, ngồi quá lâu, mang ba lô thời gian dài, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc phải chịu lạnh quá lâu.
Cách chữa nổi mề đay cho con tại nhà
Thông thường, mề đay ở trẻ em có thể tự biến mất và không cần chữa trị. Tuy nhiên, để tình trạng này nhanh khỏi hơn và tránh tái phát, bạn cần nên kiêng cữ những chất gây kích ứng và đều đặn dưỡng da cho con.
1. Dùng kem dưỡng ẩm khi bé bị nổi mề đay
Bạn nên dưỡng da cho con đều đặn 1 ngày 2 lần bằng kem dưỡng ẩm để con nhanh khỏi bệnh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem chống ngứa sau khi bôi kem dưỡng ẩm cho con để hạn chế tình trạng ngứa da ở trẻ. Kem dưỡng ẩm và kem chống ngứa cần có những thành phần dịu nhẹ để an toàn cho da của con.
2. Sử dụng sản phẩm gốc thực vật
Bạn nên loại bỏ những sản phẩm gia dụng vẫn còn chứa các hóa chất được chứng minh là có hại như VOCs, chất bảo quản, hóa chất tạo mùi hương, amoniac, triclosan, Phthalates, chroline… Những chất này thường chủ yếu có mặt trong các sản phẩm tắm gội, sản phẩm làm thơm hay sản phẩm tẩy rửa chăm sóc nhà cửa.
Vì thế, để bảo vệ làn da của con yêu, bạn nên sử dụng những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên đúng chuẩn gốc thực vật được cơ quan uy tín chứng nhận về độ an toàn. Những sản phẩm này thường lành tính, không gây hại cho da và cho sức khỏe nên giúp bé yêu tránh khỏi tình trạng bị kích ứng gây nổi mẩn ngứa.
3. Cho con uống nhiều nước khi bé bị nổi mề đay
Bạn có thể cho bé uống nước, nước ép trái cây để tăng cường miễn dịch, tăng khả năng thải độc của cơ thể nhằm giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da.
4. Mặc quần áo thoáng mát
Bạn hãy chọn cho bé loại vải cotton 100% thoáng mát, vải bông hoặc vải sợi tre để hạn chế tình trạng bé đổ mồ hôi cũng như chà xát da bé gây kích ứng.
5. Làm mát da cho bé

Bạn có thể làm mát da cho bé yêu bằng những cách dưới đây để con giảm viêm và giảm các triệu chứng sưng nóng, khó chịu:
• Tắm nước ấm: Bạn tắm nước ấm cho bé mỗi ngày để nhiệt độ cơ thể của con mát mẻ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa cho con.
• Chườm mát: Bạn bọc đá bằng túi vải hay khăn để chườm mát cho con giúp nhanh giảm triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy, giảm viêm.
• Lau người cho bé thường xuyên: Bạn lau người cho bé sạch sẽ hàng ngày sau khi ăn uống, vệ sinh, vui chơi, học tập để loại bỏ những bụi bẩn cũng như những tác nhân khiến bé bị nổi mề đay.
6. Chữa mề đay cho bé bằng phương pháp dân gian
Bạn có thể áp dụng một trong những cách trị mề đay từ dân gian dưới đây để chữa bệnh cho con tại nhà:
• Ngâm da bé bằng lá khế tươi: Bạn lấy lá khế tươi đem rửa sạch rồi cho vào nước và đem đun sôi. Kế đến, bạn để nguội rồi dùng nước đó để ngâm hoặc rửa vùng da nổi mề đay. Bạn áp dụng cách này cho con 2 ngày/lần.
• Thoa nha đam lên da: Bạn lấy phần gel bên trong của nha đam rồi bôi lên vùng da bị mề đay trong vòng 20 phút thì vệ sinh lại bằng nước thật sạch.
• Tắm lá trà xanh: Bạn lấy lá trà xanh đã rửa sạch đem nấu sôi với nước. Sau đó, bạn dùng nước này pha với nước sạch để tắm cho bé hàng ngày.
• Đắp lá cây chó đẻ: Bạn lấy lá của cây chó đẻ đã rửa sạch đem giã và xay nhuyễn rồi lấy lá đắp lên vùng da bé bị nổi mề đay. Bạn thực hiện cách này 1 lần/ngày.
• Đắp lá bạc hà: Bạn lấy lá bạc hà tươi đã rửa sạch đem giã và xay nát rồi đắp lên da bé đã được vệ sinh sạch sẽ. Bạn áp dụng cách này cho bé mỗi 2 lần/ngày cho đến khi lành.
7. Dùng thuốc antihistamine cho bé đã được bác sĩ chỉ định
Khi bạn đưa con đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cấp thuốc để chữa trị mề đay cho con, thông thường sẽ là thuốc antihistamine.
Bạn hãy sử dụng thuốc tại nhà cho con đúng liều dùng, cách sử dụng và kiên trì làm theo hướng dẫn từ bác sĩ để bệnh của con sẽ không tái phát trở lại.
Bạn cần đưa con đến bệnh viện ngay nếu bé bị nổi mề đay kèm theo các trường hợp dưới đây:
- Bé phát ban sau khi bị ong đốt
- Bé bị khó thở, chóng mặt, ngất xỉu
- Bạn cho con dùng một loại thuốc mới
- Bạn điều trị mề đay cho con tại nhà không hiệu quả
- Tình trạng bệnh của con ngày càng nghiêm trọng hơn
Nếu bạn biết cách kiểm soát những yếu tố gây kích ứng thì tình trạng nổi mề đay sẽ không tiếp tục tái diễn. Bạn hãy bảo vệ con yêu thật tốt từ những ngày đầu làm mẹ để bé khôn lớn khỏe mạnh và không một tác nhân nào có thể làm hại đến làn da mỏng manh của con yêu nhé!
Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...