Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Bệnh dị ứng kim loại do đeo trang sức và cách khắc phục
Việc nắm rõ thông tin về bệnh dị ứng kim loại cũng như cách khắc phục triệu chứng hiệu quả sẽ giúp mọi người sớm thoát khỏi những khó chịu do căn bệnh này gây ra.
Tương tự như những loại dị ứng như dị ứng bia rượu hay dị ứng thực phẩm, dị ứng kim loại cũng là một loại phản ứng của cơ thể đối với tác nhân từ môi trường bên ngoài. Đối với một số người, kim loại không hề gây bất cứ một ảnh hưởng nào đến cơ thể, nhưng với một số người khác, việc tiếp xúc với kim loại có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng khó chịu như nổi mẩn, ngứa ngáy,…
Để tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này, bạn có thể xem bài viết bên dưới.
1. Bệnh dị ứng kim loại do đeo trang sức
Phần lớn các loại trang sức mà bạn đeo đều được làm từ kim loại mềm như bạc hoặc vàng và thường được thêm niken và đồng để món đồ trở nên cứng cáp và bền hơn. Tuy nhiên, những kim loại được thêm vào này lại chính là nguyên nhân gây bệnh dị ứng ở nhiều người. Theo thống kê, tỷ lệ dị ứng với niken ở phụ nữ chiếm khoảng 15% – 17% và đàn ông là khoảng 3%. Cơ chế gây dị ứng kim loại chính là phản ứng quá mẫn muộn, thông qua trung gian tế bào (type IV – theo phân loại cơ chế dị ứng học của Gells và Coombs). Các thành phần gây dị ứng trong kim loại thâm nhập vào da, làm xuất hiện các phản ứng dị ứng muộn, liên quan đến tế bào lympho Th1. Vị trí bị dị ứng là các vùng da tiếp xúc trực tiếp với kim loại.
Các dấu hiệu bị dị ứng xuất hiện theo 2 giai đoạn. Ở giai đoạn cấp tính, sau một thời gian tiếp xúc vùng da này sẽ nổi các sẩn hồng ban, ngứa, có các mụn nước, bóng nước phồng rộp tập trung thành đám, kèm chảy dịch trong, nếu có bội nhiễm sẽ chảy dịch vàng, đục, có mủ, ngoài ra có thể có các vết trợt loét nông ở da. Trong giai đoạn mạn tính, dị ứng khiến da dày lên, khô, tăng sắc tố và tróc vảy…
Nhiều người bị dị ứng với kim loại khi đeo trang sức
2. Khắc phục bệnh dị ứng kim loại
Khi bị dị ứng kim loại thì điều hết sức quan trọng là bạn phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh dị ứng, sau đó tránh xa nó ngay lập tức. Ngoài ra, để khắc phục các triệu chứng của dị ứng bạn cần thực hiện các phương pháp sau:
Dùng thuốc điều trị dị ứng kim loại
Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên về da liễu để được tư vấn và chữa dị ứng kim loại đúng cách. Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, kem hydrocortisone có thể giúp giảm ngứa và rát da, một số loại được dùng mà không cần kê đơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại kem có tính dưỡng ẩm để điều trị tình trạng da khô.
Đeo trang sức bằng gỗ, da…
Nếu bạn bị dị ứng với kim loại nhưng vẫn rất thích đeo trang sức thì lựa chọn trang sức có chất liệu gỗ, da…là một ý hay.
Đeo trang sức bằng gỗ là cách khắc phục bệnh dị ứng kim loại
Tạo thông thoáng cho làn da
Đeo trang sức đúng cách giúp da được thông thoáng, hạn chế hiện tượng phản ứng giữa da và trang sức. Để làm được điều này, bạn nên điều chỉnh hoặc nới lỏng trang sức, đừng đeo quá chặt, để vùng da này không bị yếm khí.
Hạn chế đeo những kim loại kém chất lượng
Nếu thích đeo trang sức kim loại, hãy chọn loại chất lượng tốt hơn. Ví dụ, nếu bạn bị dị ứng khi đeo vàng 10 karat, hãy chuyển sang đeo vàng 14 hoặc 18 karat. Nguyên nhân là vì vàng ít karat sẽ có một lượng lớn các kim loại gây dị ứng như niken hoặc đồng. Ngược lại, vàng nhiều karat thường có ít kim loại tạp, nên sẽ hạn chế được tình trạng dị ứng.
Đọc kỹ nhãn mác trước khi mua trang sức
Bạn nên đọc kỹ nhãn mác để chọn được những loại trang sức không niken hoặc có thành phần ít gây dị ứng da. Các loại trang sức làm từ thép không gỉ hoặc titanium là lựa chọn lý tưởng cho những người có cơ địa da nhạy cảm và dễ bị dị ứng.
Giữ gìn, vệ sinh trang sức sạch sẽ
Bụi bẩn, vi khuẩn, hoặc chất nhờn tích tụ lâu ngày trên trang sức có thể làm tăng nguy cơ gây phản ứng trên da. Chính vì vậy, hãy vệ sinh trang sức thường xuyên bằng cách rửa với nước ấm, xà phòng loại nhẹ và chà sạch bằng bàn chải đánh răng, sau đó lau khô trang sức bằng khăn vải mềm và sạch.
Vệ sinh trang sức để hạn chế nguy cơ bị dị ứng kim loại
Hường
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...