Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Động kinh là sự rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm tuổi nào, tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt trước 1 tuổi hoặc 3 tuổi. Vậy bệnh động kinh ở trẻ em có chữa được không? Hãy cùng theo dõi bài viết để nhận biết dấu hiệu động kinh và cách xử trí khi trẻ gặp phải tình trạng này.
1. Động kinh ở trẻ em là gì?
Động kinh là bệnh mãn tính với những biểu hiện khác nhau. Những cơn động kinh thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là các cơn co giật, có thể giật một phần cơ thể, co giật toàn thân, co giật mất hay không mất ý thức… Các cơn co giật động kinh thường lặp đi lặp lại.
Bệnh động kinh có nhiều mức độ khác nhau, ở mức độ bệnh nhẹ, trẻ chỉ lên một vài cơn động kinh.
Mức độ bệnh nặng, cơn giật xuất hiện nhiều kèm theo các bệnh khác như bại não, chậm phát triển, cần điều trị kéo dài thậm chí phụ thuộc hoàn toàn vào các thuốc chống động kinh, có một tỷ lệ bệnh không đáp ứng được thuốc (động kinh kháng thuốc).
2. Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ em
Động kinh là một nhóm bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính như:
- Dị tật từ trong thời kỳ người mẹ mang thai như dị tật bẩm sinh của hệ thống thần kinh trung ương.
- Trẻ gặp những biến cố trong quá trình sinh nở, bị đẻ ngạt gây nên tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp, phải thở máy.
- Các vấn đề về nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm não, nhiễm ký sinh trùng ở não…
- Động kinh cũng có thể xuất hiện ở trẻ bị sốt nhiều lần với một tỉ lệ nhất định.
- Động kinh sau chấn thương thần kinh hay ở các bệnh lý như xuất huyết não, u não, các vấn đề về chuyển hóa – di truyền…
3. Bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm?
Động kinh nếu không được phát hiện sớm, can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như cuộc sống sinh hoạt sau này của trẻ nhỏ.
Trong cuộc sống sinh hoạt, trẻ có thể lên cơn co giật rất dễ gây tai nạn. Những cơn co giật kéo dài nếu không được xử trí đúng và kịp thời có thể gây suy hô hấp, thiếu oxy não, dẫn đến tử vong…
Ngoài ra những cơn động kinh có thể ảnh hưởng đến trí tuệ và vận động của trẻ. Trẻ kiểm soát hành động kém, giao tiếp xã hội bị hạn chế… gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ sau này.
4. Bệnh động kinh ở trẻ em có chữa được không?
Động kinh là bệnh lý mạn tính và rất khó chữa. Tuy nhiên nếu được điều trị bằng các thuốc chống động kinh đúng và đầy đủ, tần suất lên cơn ở trẻ sẽ giảm dần, sau đó bệnh sẽ không còn tái phát và khỏi bệnh.
Việc bệnh động kinh có chữa được không sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
- Nguyên nhân gây bệnh: Động kinh thứ phát do tổn thương não bộ (chấn thương sọ não, viêm màng não,…) rất khó chữa khỏi hoàn toàn, bởi lẽ não bộ đã tổn thương, không thể hồi phục trở lại. Trong khi đó động kinh vô căn không rõ nguyên nhân có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn.
- Dạng động kinh: Những người mắc dạng động kinh cục bộ có thời gian điều trị ngắn và khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn người bệnh động kinh toàn thể.
- Sự tuân thủ điều trị: Đây là yếu tố quan trọng quyết định bệnh động kinh có chữa được không. Cụ thể, những người bệnh kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hay ngưng bỏ thuốc sẽ có cơ hội cắt được cơn, kiểm soát tốt bệnh hơn.
5. Cần làm gì khi trẻ lên cơn động kinh?
Cơn động kinh thường xảy ra bất ngờ. Trẻ có thể tự cắn vào lưỡi, sặc, ngạt thở, ngã, tai nạn, chấn thương… thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Người chăm sóc trẻ chỉ cần vài thao tác xử trí đơn giản, đúng và nhanh chóng có thể giúp trẻ được an toàn.
Trước hết, cha mẹ cần cố gắng tạo không gian thoáng mát, nới lỏng quần áo và đặt trẻ nằm nghiêng ở nơi an toàn, không cố gắng khống chế cử động hay đè giữ, kìm chặt trẻ, không cho trẻ ăn uống khi trẻ chưa thực sự hoàn toàn tỉnh táo. Trong một số trường hợp, có thể đặt một vật mềm vào giữa hai hàm răng của trẻ nhằm đảm bảo trẻ không cắn vào lưỡi.
Đối với những cơn động kinh ngắn có thể tự hết trong vài phút. Tuy nhiên, với một số trường hợp như cơn động kinh kéo dài, cơn co giật xảy ra ngay sau khi cơn đầu vừa dứt hoặc các cơn động kinh có thể gây suy hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và cắt cơn co giật động kinh càng sớm càng tốt.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...