Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi trẻ bị thủy đậu mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cách chăm sóc của các bậc phụ huynh. Để chữa trị nhanh khỏi, tránh biến chứng thì bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

1. Biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Trẻ bị thủy đậu thường sốt nhẹ, biếng ăn, đau đầu, nôn ói và quấy khóc. Sau đó là các mụn nước bắt đầu xuất hiện ở vùng đầu, mặt và thân người. Khi bị thủy đậu ở mức nặng, các mụn nước to hơn hoặc các mụn nước có màu đục do chứa mủ khi bị nhiễm vi trùng.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường để lại những biến chứng như:
– Bị thủy đậu bội nhiễm dẫn tới lở loét, nhiễm trùng tại các nốt đậu để lại sẹo lõm xấu xí.
– Vết thủy đậu lở loét tạo điều kiện cho vi khuẩn vào cơ thể, có thể gây nhiễm trùng huyết, xuất huyết khi vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu.

– Viêm cầu thận cấp, viêm phế quản phổi, viêm phổi, viêm não, viêm màng não (biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu ở trẻ em).
– Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể gây tổn thương thần kinh trung ương, gây tổn hại đến sức khỏe để lại nhiều di chứng như liệt thần kinh, rối loạn ngôn ngữ,…
2. Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì để nhanh khỏi
Thủy đậu là bệnh rất dễ lây nhiễm và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Để bệnh nhanh khỏi và không để lại biến chứng, bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?
- Kiêng ăn thực phẩm tanh
Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến việc chữa thủy đậu. Do đó, trả lời câu hỏi bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì không thể bỏ qua những loại thức ăn hàng ngày bé ăn.
Khi trẻ bị thủy đậu cần tuyệt đối kiêng ăn các đồ ăn tanh như thịt gà, thịt bò, hải sản. Thay vào đó, cần bổ sung cho bé ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa nhưng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng. Bổ sung hoa quả tốt cho người bị thủy đậu như dưa hấu, dưa lê, cà chua,…

- Kiêng gãi ngứa
Thủy đậu gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Cần tuyệt đối không để trẻ gãi ngứa. Bởi việc gãi ngứa có thể làm giảm ngứa nhưng không chấm dứt hoàn toàn. Và khi làm vỡ các mụn thủy đậu khiến lây lan sang vùng da bên cạnh và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
- Kiêng dùng chung đồ với người khác
Lưu ý, không cho trẻ dùng chung đồ với người khác: khăn mặt, cốc uống nước, bát đũa, đắp chung chăn, nằm chung giường,… Nếu không bệnh sẽ lây lan cho người khác rất nhanh.
- Kiêng ra chỗ đông người
Siêu vius thủy đậu có thể ủ bệnh từ 1 – 2 tuần, do đó khi cho trẻ bị thủy đậu ra chỗ đông người, tiếp xúc với nhiều người sẽ có thể bùng nổ thành dịch bệnh.
Ngoài ra, khi điều trị thủy đậu ở trẻ em muốn nhanh khỏi hơn, các bậc phụ huynh cần cắt móng tay, móng chân cho bé tránh trường hợp trẻ gãi làm vỡ mụn nước. Việc vệ sinh phòng ốc, tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, mặc quần áo rộng tránh cọ vào mụn thủy đậu ….cũng rất quan trọng.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì. Hi vọng các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị thủy đậu tốt hơn, bảo vệ bé yêu của bạn!
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...