Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhiều người có quan niệm rằng những gia đình chỉ sinh một con thì trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc vì không phải chia sẻ tình thương của bố mẹ với bất cứ ai. Trong thực tế liệu điều này có đúng?
Có lẽ bạn không nhận ra rằng, việc trẻ là con một cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất định. Nếu bố mẹ không dạy bảo đúng cách, trẻ có thể sẽ trở nên hư hỏng và nổi loạn hơn những đứa trẻ bình thường khác. Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh lợi thế cũng như bất lợi về vị trí “độc tôn” của trẻ, hãy cùng KNNC điểm sơ qua những ưu nhược điểm của việc bố mẹ chỉ sinh một con nhé!
Lợi thế khi trẻ là “con một”
Khi được hỏi về lý do vì sao quyết định chỉ sinh một con, nhiều cặp bố mẹ trả lời rằng sinh một con giúp họ đảm bảo khả năng tài chính của gia đình để chăm sóc và nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, ngoài lý do kể trên, việc bố mẹ quyết định chỉ sinh một con cũng mang lại nhiều lợi thế cho trẻ, trong đó phải kể đến:
1. Trẻ tự tin và nhiều tham vọng hơn
Vì là con một trong gia đình nên trẻ sẽ nhận được hết tất cả tình thương cũng như sự quan tâm của bố mẹ mà không phải chia sẻ với bất cứ ai. Điều này làm cho con bạn có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Đồng thời, vì có hậu phương vững chắc và không bị so sánh với anh chị em nên con một sẽ có xu hướng tự tin hơn.
2. Trẻ có sự liên kết gắn bó chặt chẽ với bố mẹ
Việc chỉ sinh một con nên bố mẹ có thể dành trọn vẹn tình yêu thương cũng như thời gian rảnh của mình cho trẻ. Điều này sẽ giúp bố mẹ có nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như chia sẻ với con về những việc trong cuộc sống, từ đó xây dựng mối dây liên kết gắn bó chặt chẽ giữa cả hai.
3. Trẻ có khả năng suy nghĩ độc lập hơn
Cuộc sống bận rộn có thể khiến bố mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái. Quãng thời gian ở một mình sẽ khuyến khích trẻ tự do khám phá mọi việc, từ đó hình thành khả năng suy nghĩ độc lập cho trẻ.
4. Có ưu thế trong những công việc đòi hỏi tính riêng lẻ
Vì thường phải thực hiện mọi thứ một mình nên những đứa con một có xu hướng phù hợp với những hoạt động đơn lẻ, không mang tính tập thể. Những đứa trẻ này thường “thả lỏng” bản thân hoàn toàn và tận hưởng những hoạt động độc lập như vẽ tranh, đọc sách, ca hát hoặc chơi nhạc cụ… nhiều hơn những đứa trẻ khác.
5. Trưởng thành hơn so với các bạn cùng trang lứa
Từ việc tự làm việc nhà đến việc tham gia vào các cuộc thảo luận của bố mẹ, những đứa trẻ là con một thường được tiếp xúc với thế giới của người lớn từ khá sớm. Cũng chính vì vậy mà chúng có thể trưởng thành sớm và có suy nghĩ thấu đáo hơn các bạn cùng trang lứa khác.
6. Dễ kết bạn hơn
Dù khép kín đến thế nào thì con người vẫn cần giao tiếp với xã hội để tồn tại và phát triển. Những đứa trẻ không có anh chị em thường có nhu cầu tìm người để chia sẻ và tâm sự, từ đó dễ kết bạn hơn.
“Nỗi khổ” của trẻ khi bố mẹ chỉ sinh một con
Bên cạnh những lợi thế như trên, những đứa trẻ là con một cũng có những “nỗi khổ” và bất lợi mà không phải ai cũng hiểu được.
1. Trẻ thường được chiều chuộng quá mức
Việc nhận được quá nhiều yêu thương và quan tâm của bố mẹ đôi khi cũng là một điều có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ. Với những đứa trẻ này, nếu như không được giáo dục và định hướng một cách đúng đắn, trẻ có thể tự xem mình là “trung tâm vũ trụ”. Chúng thường xem những việc mà mọi người làm cho mình là hiển nhiên và thường đòi hỏi mọi thứ phải theo ý mình.
Khi không đạt được những thứ mình muốn, trẻ sẽ có những hành động chống đối như la hét, đập phá đồ đạc hoặc tiêu cực hơn là tự làm hại bản thân. Khi gặp tình trạng này, bố mẹ thường chịu thua và đáp ứng theo những yêu cầu của trẻ. Điều này vô tình lại khiến trẻ ngày càng ngang ngược hơn.
2. Trở thành người kiêu ngạo và có cái tôi lớn
Nếu bạn quá chiều chuộng con, trẻ sẽ phát triển nhân cách cũng như cái tôi theo một chiều hướng tiêu cực. Con bạn có thể tự đánh giá sai về tầm quan trọng của bản thân. Điều này rất dễ khiến trẻ nảy sinh thói tự mãn, kiêu ngạo và gặp phải khó khăn trong việc thấu hiểu người khác.
3. Được bố mẹ bao bọc quá nhiều nên không dám bước ra xã hội
Hầu hết bố mẹ đều có xu hướng bao bọc và che chở cho con cái, điều này càng dễ bắt gặp ở những gia đình chỉ sinh một con. Việc được sống trong “vùng an toàn” được bố mẹ tạo nên từ nhỏ, trẻ thường cảm thấy e sợ và không dám bước ra ngoài xã hội. Điều này vô tình khiến trẻ mất đi khả năng đương đầu với những khó khăn, mất đi khả năng nhận diện được tốt xấu và xử lý các tình huống trong cuộc sống.
4. Cảm thấy gánh nặng vì được bố mẹ kỳ vọng quá nhiều
Trong trường hợp này, vì chỉ sinh một đứa con nên tất cả mọi kỳ vọng của bố mẹ đều đặt trên vai bé. Những đứa trẻ này đôi khi chịu áp lực rất lớn vì luôn phải cố gắng để đáp ứng những kỳ vọng này của bố mẹ, từ việc học hành đến sinh hoạt, kết bạn… Thêm vào đó, vì không có anh chị em nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm người để chia sẻ và tâm sự về những gánh nặng trong cuộc sống. Nếu tình trạng này rơi vào mức nghiêm trọng, trẻ có thể bị trầm cảm. Một số bé đôi khi sẽ cảm thấy tự thất vọng về bản thân khi không thể thỏa mãn được những kỳ vọng của bố mẹ, từ đó có thể khiến trẻ chán nản cũng như tự ti về bản thân.
5. Dễ nổi loạn khi còn nhỏ tuổi
Trong khi nhiều trẻ là con một thể hiện tình thương và sự lo lắng đối với cha mẹ nhưng số khác lại có xu hướng nổi loạn khi còn rất nhỏ. Thực tế, điều này phụ thuộc vào cách dạy con của các cặp bố mẹ. Nếu bạn quá kiểm soát và cấm cản những việc trẻ làm mà không có lý do chính đáng, chúng có thể bùng nổ và cố gắng vùng lên để khẳng định suy nghĩ của mình.
6. Gánh nặng trong việc chăm sóc bố mẹ khi già
Với những gia đình có nhiều con, khi trưởng thành, trẻ có thể cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm sóc bố mẹ khi về già. Những trẻ là con một sẽ không có ai để chia sẻ trọng trách này. Điều này có thể trở thành nguyên nhân ngăn cản những bước tiến trong tương lai của trẻ. Con bạn có thể có mong muốn làm việc và sinh sống ở một thành phố khác hoặc ở một đất nước khác, khi đó nhiệm vụ chăm sóc bố mẹ già có thể là “hòn đá cản đường”.
Việc bố mẹ chỉ sinh một con mang đến cho trẻ nhiều lợi thế nhất định. Tuy nhiên, ẩn chứa sau ngôi vị “con một” là cả những gánh nặng cũng như những mối đe dọa. Dù có bao nhiêu con đi chăng nữa thì cách giáo dục của bố mẹ vẫn luôn là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ. Vì vậy, hãy chọn cho mình những cách dạy con đúng đắn để giúp con phát triển tối ưu nhất, đặc biệt là khi bạn chỉ sinh một con.
Phương Quỳnh/KNNC
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...