Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Các cách xác định suy dinh dưỡng ở trẻ mẹ nên biết
Trẻ bị suy dinh dưỡng giai đoạn đầu thường rất khó nhận ra nên mẹ thường hay bỏ qua mà không hề hay biết. Chỉ khi đi khám bác sĩ mới phát hiện ra bé bị suy dinh dưỡng nhưng lúc đó điều trị sẽ khó hơn rất nhiều. Để xác định suy dinh dưỡng ở trẻ, mẹ có thể áp dụng một số cách sau.
Trẻ suy dinh dưỡng giai đoạn đầu thường khó nhận ra nên dễ bị bỏ qua
Các biểu hiện ban đầu của trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ từ 1 – 3 tuổi thường là độ tuổi dễ bị suy dinh dưỡng nhất. Khi thấy trẻ bắt đầu có các biểu hiện sau mẹ nên hết sức lưu ý về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Một số biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ mẹ có thể dễ dàng quan sát bao gồm:
-
Trẻ ăn ít hoặc thường xuyên bỏ bữa dù đã thay đổi nhiều thực đơn.
-
Trẻ không có sự linh hoạt, luôn mệt mỏi, dễ quấy khóc.
-
Trẻ khó ngủ, ngủ ít, dậy nhiều lần trong đêm, hay giật mình.
-
Tóc trẻ rụng nhiều ở vùng chẩm hay còn gọi là chiếu liếm.
-
Không có dấu hiệu mọc răng ở trẻ dù đã sau 1 tuổi.
-
Da trẻ xanh xao, thịt nhão, không có sức sống.
-
Trẻ thường xuyên mắc các bệnh về đường ruột, hô hấp.
Cách xác định suy dinh dưỡng ở trẻ
Ngay khi trẻ có các biểu hiện như trên mẹ nên bắt đầu theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để xác định suy dinh dưỡng ở trẻ. Nếu trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao từ 2 – 3 tháng liền, mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để được chuyên gia tư vấn.
Theo dõi cân nặng theo độ tuổi
Thông thường trọng lượng trung bình của một đứa trẻ mới sinh sẽ trong khoảng 2,5 – 3,5 kg.
Trẻ dưới 6 tháng sẽ tăng ít nhất khoảng 600g mỗi tháng. Sau 6 tháng trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 500g mỗi tháng.
Trong khoảng độ tuổi từ 1 – 2 tuổi, trẻ tăng cân khoảng 2,5 – 3kg. Sau 2 tuổi trẻ tăng cân khoảng 2kg mỗi năm cho đến tuổi dậy thì.
Để có thể đo trọng lượng của trẻ một cách chuẩn xác mẹ nên tiến hành cân ngay sau khi trẻ đi tiểu hoặc mới đi đại tiện. Nên trừ cả trọng lượng quần áo, tã, bỉm…để xác định số kg của trẻ.
Theo dõi sự phát triển chiều cao
Chiều dài trung bình trẻ sơ sinh khoảng 50cm. Năm đầu tiên trẻ phát triển chiều cao nhanh nhất. Từ 1 – 6 tháng tuổi trẻ dài thêm khoảng 2,5cm/tháng. Từ 6 – 12 tháng chiều cao của trẻ tiếp tục tăng khoảng 1,5cm/tháng.
Từ 1 – 2 tuổi chiều cao của trẻ sẽ phát triển chậm lại, chỉ tăng trung bình khoảng 10 – 12cm. Sau 2 tuổi cho đến khi dậy thì trẻ chỉ cao lên bình quân 6 – 7cm/năm.
Để có thể đo chính xác chiều cao của trẻ mẹ nên đo vào buổi sáng. Trước khi đo mẹ nhớ bỏ giày, mũ, nón của trẻ ra để xác định đúng chiều cao hiện tại của trẻ.
Cần theo dõi chiều cao của bé thường xuyên để sớm phát hiện suy dinh dưỡng
Bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao ở trẻ
Để xác định suy dinh dưỡng ở trẻ, mẹ cũng có thể tham khảo bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn sau để xem trẻ có bị thiếu cân hoặc quá thấp so với mức trung bình không nhé. Tuy nhiên bảng này chỉ có tính chất tham khảo, để biết xác định chính xác tình trạng của trẻ mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh đến 10 tuổi. Nguồn: vietnamnet
Tuổi con Cân nặng bé trai (kg) Chiều cao bé trai (cm) Cân nặng bé gái (kg) Chiều cao bé gái (cm) Mới sinh 2,9 – 3,8 48,2 – 52,8 2,7 – 3,6 47,7 – 52 1 tháng 3,6 – 5,0 52,1 – 57,0 3,4 – 4,5 51,2 – 55,8 2 tháng 4,3 – 6,0 55,5 – 60,7 4,0 – 5,4 54,4 – 59,2 3 tháng 5,0 – 6,9 58,5 – 63,7 4,7 – 6,2 57,1 – 59,5 4 tháng 5,7 – 7,6 61,0 – 66,4 5,3 – 6,9 59,4 – 64,5 5 tháng 6,3 – 8,2 63,2 – 68,6 5,8 – 7,5 61,5 – 66,7 6 tháng 6,9 – 8,8 65,1 – 70,5 6,3 – 8,1 63,3 – 68,6 8 tháng 7,8 – 9,8 68,3 – 73,6 7,2 – 9,1 66,4 – 71,8 10 tháng 8,6 – 10,6 71,0 – 76,3 7,9 – 9,9 69,0 – 74,5 12 tháng 9,1 – 11,3 73,4 – 78,8 8,5 – 10,6 71,5 – 77,1 15 tháng 9,8 – 12,0 76,6 – 82,3 9,1 – 11,3 74,8 – 80,7 18 tháng 10,3 – 12,7 79,4 – 85,4 9,7 – 12,0 77,9 – 84,0 21 tháng 10,8 – 13,3 81,9 – 88,4 10,2 – 12,6 80,6 – 87,0 2 năm 11,2 – 14,0 84,3 – 91,0 10,6 – 13,2 83,3 – 89,8 2,5 năm 12,1 – 15,3 88,9 – 95,8 11,7 – 14,7 87,9 – 94,7 3 tuổi 13,0 – 16,4 91,1 – 98,7 12,6 – 16,1 90,2 – 98,1 3,5 tuổi 13,9 – 17,6 95,0 – 103,1 13,5 – 17,2 94,0 – 101,8 4 tuổi 14,8 – 18,7 98,7 – 107,2 14,3 – 18,3 97.6 – 105,7 4,5 tuổi 15,7 – 19,9 102,1 – 111,0 15,0 – 19,4 100,9 – 109,3 5 tuổi 16,6 – 21,1 105,3 – 114,5 15,7 – 20,4 104,0 – 112,8 5,5 tuổi 17,4 – 22,3 108,4 – 117,8 16,5 – 21,6 106,9 – 116,2 6 tuổi 18,4 – 23,6 111,2 – 121,0 17,3 – 22,9 109,7 – 119,6 7 tuổi 20,2 – 26,5 116,6 – 126,8 19,1 – 26,0 115,1 – 126,2 8 tuổi 22,2 – 30,0 121,6 – 132,2 21,4 – 30,2 120,4 – 132,4 9 tuổi 24,3 – 34,0 126,5 – 137,8 24,1 – 35,3 125,7 – 138,7 10 tuổi 26,8 – 38,7 131,4 – 143,6 27,2 – 40,9 131,5 – 145,1
Nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng
Ngoài việc đưa trẻ đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp song song như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Cần có chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp. Trong bữa ăn, mẹ cần bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm giàu đạm và chất béo như thịt, cá, trứng, ngũ cốc…Đặc biệt nên thêm dầu ăn vào bữa ăn hàng ngày của trẻ để giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất để phòng suy dinh dưỡng ở trẻ
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Vitamin D, vitamin A, canxi và sắt là những chất không thể thiếu với trẻ suy dinh dưỡng. Cho trẻ tắm nắng sáng để hấp thu vitamin D. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cà chua, bông cải…và thực phẩm giàu sắt, canxi như thịt bò, tôm, cua…vào bữa ăn cho trẻ.
Phan Ngọc Ánh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung canxi?
KNNC Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung thêm canxi không là vấn...
LỰA CHỌN KEM CHỐNG NẮNG NÀO TỐT CHO TRẺ
KNNC Hè gõ cửa rồi. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình rục...
NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN MẸ CẦN DẠY CHO TRẺ
KNNC Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh giai đoạn chuyển mùa như hiện...
Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ? (phần 2)
KNNC Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ?...
Khi nào nên và không nên dùng kháng sinh cho trẻ?
KNNC Vấn đề cơ bản của rất nhiều bà mẹ Việt Nam đó là không...
4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu
KNNC 4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu, 4...