Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Ít ai một lần trong đời mà chưa bị nhiệt miệng. Tác hại của nó mang lại không chỉ là những cơn đau mà còn là phiền phức trong các chế độ ăn uống, vệ sinh. Đôi khi trẻ mệt mỏi,quấy khóc, bỏ ăn, bố mẹ không ngờ đến con bị nhiệt miệng. Cùng tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng dưới đây để đánh bay phiền phức cho trẻ.
Cách chữa nhiệt miệng
Trẻ nào thì có nguy cơ nhiệt miệng?
Nhiệt miệng có thể xảy ra với tất cả mọi người, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải nhất. Không phải trẻ béo hay gầy, khỏe hay thường xuyên ốm yếu thì trẻ bị nhiệt miệng. Một số trường hợp trong nhà người thân bị dẫn đến trẻ bị nhiệt miệng.
Dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng
Bố mẹ không xa lạ gì với những vết loét trong khoang miệng khi bị nhiệt. Khi trẻ quấy khóc, chán ăn, bố mẹ kiểm tra miệng trẻ xuất hiện một vài đốm trắng có kích thước nhỏ, hơi mọng nước, to và loét dần thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn cuối của nhiệt miệng. Vết loét hay vết tấy đỏ khiến trẻ khó chịu, không thể bú mẹ hay ăn uống, quấy khóc nhiều, miệng chảy nước dãi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng
- Sâu răng hoặc viêm chân răng, hoặc viêm tủy răng… đều là những nguyên nhân gây nhiệt miệng cho bé.
- Hệ miễn dịch của bé bị suy giảm vì căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nhiệt miệng cho trẻ.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn tác động đến cơ thể dẫn đến bị nhiệt miệng.
- Do suy giảm chức năng gan, gan bị suy yếu hay dân gian hay gọi là “nóng gan” nên không thể loại hết độc tố ra ngoài cơ thể. Những độc tố này sẽ tích tụ ở niêm mạc lâu ngày gây ra viêm loét miệng
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ dứt điểm chỉ trong 3 ngày
Mặc dù nhiệt miệng là một dạng tổn thương lành tính, có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định thường là 7-10 ngày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ,nhưng các bậc cha mẹ không nên chủ quan bởi trong thời kì bị nhiệt miệng trẻ sẽ bứt rứt, khó chịu, hâm hấp sốt, chán ăn, bỏ ăn, hay quấy khóc.
1. Cách chữa nhiệt miệng đối với trẻ sơ sinh
Đảm bảo vệ sinh miệng cho bé
Cha mẹ nên rơ lưỡi hàng ngày cho con (2-3 lần) với nước muối sinh lý ấm và rơ lưỡi chuyên dụng. Việc này làm giảm sự tấn công của vi khuẩn, virus đồng thời sát trùng vị trí bị nhiệt miệng, làm lành các tổn thương nhanh chóng hơn.
Cũng cần lưu ý rằng, trẻ dưới 1 tuổi không dùng được mật ong, bạn có thể dùng nước rau ngót, nước củ cải trắng để rơ lưỡi thay nước muối ấm. Sau mỗi bữa ăn của bé hay khi bé bú mẹ xong, mẹ nên vệ sinh lại lợi, khoang miệng của bé 1 lần nữa.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
Khi trẻ bị nhiệt miệng thường có xu hướng giảm ăn, lười bú mẹ tuy nhiên bạn nên lựa lúc bé không quấy để cho bé bú mẹ, ăn nhiều hơn. Mẹ cũng cần lưu ý bổ sung, tăng cường các loại thực phẩm, hoa quả tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, làm lành tổn thương và hạn chế tình trạng bị tái lại. Với những bé còn bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước ấm và đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình để duy trì nguồn sữa chất lượng.
2. Cách chữa nhiệt miệng đối với trẻ nhỏ (1 tuổi trở lên)
- Súc miệng: bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
- Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính acid vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ lượng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.
- Trong một số trường hợp, thay đổi kem đánh răng có thể ngăn ngừa nhiệt miệng. Có một chất tẩy rửa có ở hầu hết các loại thuốc đánh răng. Sử dụng kem đánh răng không có hợp chất này, ở một số nghiên cứu cho thấy làm giảm số lượng, kích thước và tái phát loét.
3. Cách chữa nhiệt miệng bằng những thực phẩm đời thường
Dùng mật ong với trẻ trên 1 tuổi
Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng làm cách chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
Cho trẻ uống nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.
Nước cốt dừa
Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
Như vậy, những cách chữa nhiệt miệng ở trên không chỉ áp dụng cho trẻ nhỏ mà mẹ còn áp dụng được với người thân trong gia đình. Đánh bay nhiệt miệng chỉ bằng những mẹo cực kỳ đơn giản.
Nguồn: Tổng hợp y khoa
Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhanh nhất chỉ bằng 7 bước đơn giản
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung canxi?
KNNC Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung thêm canxi không là vấn...
LỰA CHỌN KEM CHỐNG NẮNG NÀO TỐT CHO TRẺ
KNNC Hè gõ cửa rồi. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình rục...
NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN MẸ CẦN DẠY CHO TRẺ
KNNC Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh giai đoạn chuyển mùa như hiện...
Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ? (phần 2)
KNNC Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ?...
Khi nào nên và không nên dùng kháng sinh cho trẻ?
KNNC Vấn đề cơ bản của rất nhiều bà mẹ Việt Nam đó là không...
4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu
KNNC 4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu, 4...