Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Khả năng nghe giảm sút gây cản trở quá trình học nói của trẻ những năm đầu đời. Tỷ lệ tái phát bệnh rất cao gây ra nhiều lo ngại cho các mẹ. Chuyên mục giải đáp bệnh sẽ giúp mẹ biết tại sao viêm tai giữa ở trẻ hay bị tái phát.
Viêm tai giữa ở trẻ
1. Bệnh viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là bệnh viêm nhiễm các mô vùng giữa của tai. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, phát sinh sau đợt viêm mũi họng. Dịch mủ do bệnh có thể gây thủng màng nhĩ hoặc chảy ra ngoài tai. Trẻ sẽ bị giảm thính lực vì dịch tích tụ bít kín lỗ tai gây chậm nói. Viêm tai giữa ban đầu là bệnh cấp tính, tiến triển dần sang thể mạn tính nếu không điều trị kịp thời.
2. Vì sao trẻ hay bị tái phát viêm tai giữa
Điều trị không đúng, chữa không dứt điểm
Bệnh viêm tai giữa cấp có 3 giai đoạn: xung huyết, ứ mủ và vỡ mủ. Phát hiện càng sớm thì điều trị càng dễ dàng và ít để lại biến chứng mạn tính. Chữa trị muộn gây khó khăn cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Khi đó thời gian điều trị kéo dài, bệnh chuyển biến xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Một số ít trường hợp điều trị viêm tai giữa cấp không hiệu quả để bệnh nặng hơn do tay nghề bác sĩ. Nhiều mẹ cho con đi khám lung tung, khám tràn lan nhiều nơi không uy tín. Nhiều bác sĩ kê thuốc sai, kê không đủ liều hoặc kê quá nhiều kháng sinh không cần thiết. Điều này khiến trẻ chữa mãi không khỏi dễ biến chứng và chuyển sang giai đoạn bệnh mạn tính. Kháng thuốc khiến thuốc không còn tác dụng với vi khuẩn. Vì thế trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công lại và bệnh viêm tai giữa nặng hơn trước.
Viêm tai giữa tái phát do không điều trị triệt để bệnh đường hô hấp
Các cơ quan trong hệ hô hấp thông với tai. Trẻ bị các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm mũi có thể phát sinh viêm tai giữa. Điều trị các bệnh viêm mũi họng không đúng cách là nguyên nhân thúc đẩy bệnh ở trẻ. Những trẻ mắc viêm mũi họng nếu điều trị không tốt rất dễ bệnh lai rai. Không điều trị triệt để, bệnh dễ tái lại. Tính chất đợt sau nặng hơn đợt trước cũng gây hậu quả tái phát với bệnh viêm tai giữa kèm theo.
Sức đề kháng yếu
Sức đề kháng yếu là nguyên nhân chung khiến bệnh tật tái phát. Các cơ quan chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến chuyển hóa, hấp thu và thải trừ. Những quá trình này bị lỗi, cơ thể sẽ bị thiếu hụt năng lượng gây suy giảm sức đề kháng. Viêm tai giữa lợi dụng hàng rào đề kháng yếu, dễ dàng xâm nhập lại gây bệnh cho cơ thể.
Đề kháng yếu do nhiều nguyên nhân: ăn uống không đủ chất, trẻ bị suy giảm miễn dịch, ốm lâu ngày, dùng nhiều thuốc, dùng thuốc kéo dài gây ảnh hưởng đến cơ thể, ….
Xem thêm: Bác sĩ Nhi lý giải vì sao trẻ viêm tai giữa tái đi tái lại
3. Điều trị dứt điểm viêm tai giữa ở trẻ như thế nào?
Khoảng 1/3 trường hợp trẻ bị viêm tai giữa tái phát sau 1 năm. Bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, gây đau, nghe không rõ. Tái phát cũng khiến nguy cơ bội nhiễm tăng nhanh, bé phải dùng nhiều kháng sinh dễ gây nhờn thuốc. Để khắc phục tình trạng trẻ hay bị tái phát viêm mũi họng, mẹ cần chú ý.
Sử dụng kháng sinh đúng – Nguyên tắc 3 Đ
Rất nhiều cha mẹ mặc định là viêm trai giữa trẻ cần phải sử dụng kháng sinh. Thực tế, viêm tai giữa phân thành 3 thể: Thể nhẹ, thể trung, thể nặng. Kháng sinh chỉ cần thiết ở viêm tai giữa thể trung và thể nặng.
Để trị dứt điểm viêm tai giữa cần chú ý nguyên tắc 3Đ. Nguyên tắc 3 Đ được đưa ra bởi Ths Dược sĩ Trương Minh Đạt – Giám đốc Trung tâm sức khoẻ nhi khoa:
Kháng sinh đầu tay các bác sĩ Nhi khoa ưu tiên trong điều trị viêm tai giữa là Augmentin. Augmentin có hoạt chất là amoxicillin/clavulanat. Có nhiều tên thuốc khác có hoạt chất như vậy, nhưng TTSKNk khuyến cáo bạn sử dụng đúng thuốc hãng của các công ty đa quốc gia. Với thuốc không chất lượng, nồng độ của thuốc có thể không đảm bảo sau sản xuất. Khi đó dễ dẫn đến tình trạng không đủ để diệt vi khuẩn. Không sạch hẳn vi khuẩn, viêm tai giữa ở trẻ sẽ dễ bị tái phát.
Ngoài dùng augmentin, một số trường hợp cần phải sử dụng kết hợp kháng sinh như zitromax, klacid… trong điều trị. Việc phối hợp thuốc chắc chắn cần phải do bác sĩ Chuyên khoa Nhi hoặc bác sĩ Tai Mũi Họng chỉ định. Vì sao? Thực tế không phải bác sĩ nào cũng được phép khám Nhi như các mẹ nghĩ. Phải đúng là bác sĩ, đúng chuyên môn thì mới đủ điều kiện thăm khám.
- Đ2: Dùng thuốc đủ liều
Thông thường, liều dùng cho trẻ bị viêm tai giữa là 80 – 90mg/kg/ ngày chia thành 2 lần uống. Liều này được tính theo liều của amoxicillin trong augmentin. Ví dụ, bé nhà bạn được 10kg, thì tổng liều tối đa 1 ngày là 90mg * 10kg = 900 mg/ngày.
Mẹ chia thành 2 lần uống, mỗi lần uống 450mg. Như vậy, phụ huynh nên mua augmentin loại 500mg pha với 10ml nước. Sau đó, khuấy đều, dùng xilanh cho trẻ uống 9ml, còn lại bỏ đi 1ml nước thuốc. Ngày 2 lần như vậy. Mẹ nên cho bé uống vào 2 giờ cố định, cách nhau 12h giữa các lần uống. Thường uống trước ăn vào 7h sáng và 7h tôi. Trung tâm khuyên mẹ nên đặt đồng hồ để nhắc việc uống đúng giờ để hiệu quả tốt nhất. Chắc chắn, với phòng khám Nhi uy tín, mẹ sẽ được các bác sĩ hướng dẫn kỹ về cách dùng thuốc.
Tham khảo: Phòng khám chuyên khoa Nhi Trung tâm sức khoẻ nhi khoa tại Hà Nội
- Đ3: Dùng thuốc đủ thời gian
Thường điều trị viêm tai giữa kéo dài từ 10 – 14 ngày. Một số trường hợp có thể cần điều trị lâu hơn. Tuy nhiên chỉ khoảng 2- 3 ngày sau dùng thuốc, trẻ cắt sốt, hết bệnh, khiến cho bố mẹ muốn ngưng thuốc. Đây là lý do khiến vi khuẩn gây bệnh chưa bị tiêu diệt hết. Chúng chờ khi cơ thể của trẻ suy giảm đề kháng sẽ tấn công, gây tái lại viêm tai giữa. Vì thế, để điều trị dứt điểm viêm tai giữa, cha mẹ nên sử dụng thuốc đúng thời gian như chỉ định của bác sĩ.
Dứoi đây là video hướng dẫn của Thạc sĩ Dược sĩ Trương Minh Đạt, để điều trị dứt điểm việc viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần:
https://www.youtube.com/watch?v=K2DPWNt6F1A&t=34s
Tái khám và khám định kỳ
Cho trẻ tái khám để loại bỏ hết nguy cơ bệnh tật. Khi trẻ đã mắc viêm tai giữa lần đầu, sau đợt điều trị cần tái khám thường xuyên hơn từ 4 – 6 lần / tháng đề phòng mắc lại. Đặt lịch tái khám với bác sĩ và tuân thủ đúng lịch hẹn khám cho trẻ.
Khám định kỳ giúp kiểm tra sức khỏe toàn diện cho con. Mẹ cần cho con khám 3 tháng/ lần đều đặn. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ con bị viêm tai giữa phải đưa con đến cơ sở y tế sớm, đề phòng biến chứng.
Tăng sức đề kháng cho trẻ
Không phải khi con hay bị tái phát viêm tai giữa mới cần tăng sức đề kháng. Trẻ cần được nâng cao sức đề kháng để mạnh khỏe ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Cung cấp đủ dưỡng chất sẽ đảm bảo được đề kháng của trẻ. Dưỡng chất cho trẻ lấy từ thực phẩm, nước uống hàng ngày và một số sản phẩm bổ sung khác.
Mẹ cần có sự lựa chọn thông minh về những thứ cho bé nhà mình ăn. Có thể hỏi thêm các bác sĩ và khám dinh dưỡng để được tư vấn. Ngoài việc bổ sung các chất, vận động thích hợp cũng giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh thích nghi với môi trường.
Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhanh nhất chỉ bằng 7 bước đơn giản
Bổ sung men vi sinh và vitamin tổng hợp cho trẻ hay viêm tai giữa
Thông thường, trẻ viêm tai giữa thường dùng kháng sinh nhiều, có khi dùng thời gian dài trước đó. Vô hình chung, kháng sinh tiêu diệt cả lợi và hại khuẩn, mất cân bằng vi sinh ruột. Tuy nhiên, ít mẹ biết rằng, các tổ chức miễn dịch lympho lại tập trung 85% tại ruột. Các tổ chức này hoạt động hài hoà, trơ tru khi có một hệ vi sinh khoẻ mạnh. Trẻ viêm tai giữa hay phải dùng kháng sinh, đường ruột kém, cũng vô hình chung sẽ giảm cả đề kháng tự nhiên. Chính vì thế việc bổ sung men vi sinh là cực kỳ quan trọng.
Xem thêm: Cách chọn lựa men vi sinh tốt cho trẻ
Ngoài ra, trẻ viêm tai giữa dùng thuốc nhiều cũng sẽ giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, vi chất. Thiêu hụt vi chất cũng suy giảm đề kháng của trẻ. Việc bổ sung vitamin tổng hợp tăng đề kháng lúc này rất cần thiết để tháo gỡ sự luẩn quẩn.
Xem thêm: Công thức có 1- 0 -2 giúp vitamin Zeambi tăng đề kháng cho trẻ chỉ từ 30 ngày
Tóm lại
Để điều trị dứt điểm viêm tai giữa hay tái phát, phu huynh cần có kiến thức về nguyên tắc 3Đ. Ngoài ra, cần tìm phòng khám tốt, tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị. Cuối cùng, đừng chạy theo trị bệnh mà quên phòng bệnh. Hãy tìm cách tăng đề kháng cho trẻ viêm tai giữa bằng hiểu biết của mẹ .
6 “bí quyết” trị dứt điểm ho và sổ mũi cho trẻ mà không cần đến thuốc
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...