Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Cách dùng thuốc da liễu và một số triệu chứng dị ứng thuốc da liễu
Để làm giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da, bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại kem bôi, gel làm dịu hoặc thuốc da liễu. Tuy nhiên, trong quá trình dùng, bạn có thể bị dị ứng thuốc da liễu.
Việc sử dụng thuốc da liễu cần phải tuân thủ theo nguyên tắc và hướng dẫn riêng. Dị ứng thuốc da liễu có thể gây ra một số triệu chứng như da bị viêm đỏ, ngứa rát…
Cách dùng thuốc da liễu
Thuốc da liễu thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như côn trùng cắn, bệnh chàm, viêm da, dị ứng da, ngứa hậu môn, phát ban, ngứa bộ phận sinh dục ngoài ở phụ nữ…
Trong đó, Hydrocortisone vốn là một loại corticosteroid nhẹ, có thể làm giảm các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị ngứa khác nhau, bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với mình.
Thuốc da liễu dạng bôi
Thuốc da liễu được chỉ định sử dụng bên ngoài da, không nên dùng ở trên vùng da dưới cánh tay hoặc trên mặt trừ khi có sự chỉ định của các bác sĩ. Có nhiều sản phẩm được dùng ở trên da đầu để nhằm điều trị tình trạng cụ thể. Bạn nên làm theo hướng dẫn sử dụng khi dùng các sản phẩm này.
- Trước khi dùng thuốc, bạn cần phải rửa và lau khô tay. Sau đó, bạn hãy làm sạch và dùng khăn để lau khô vùng da bị ảnh hưởng.
- Nếu như bạn đang dùng thuốc bôi ngoài da bị ngứa ở dạng lotion thì trước khi sử dụng bạn cần phải lắc thật kỹ.
- Nếu như bạn đang dùng thuốc ở dạng xịt, bạn nên kiểm tra bao bì xem có cần lắc sản phẩm trước khi dùng hay không.
- Bạn bôi một lượng thuốc nhỏ vào vùng da bị ảnh hưởng rồi xoa đều nhẹ nhàng. Bạn thoa với tần suất tối đa là 4 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Thời gian và liều lượng điều trị cần phải phụ thuộc vào mức độ và tình trạng mà bạn gặp phải. Bạn tuyệt đối không được che, băng hoặc quấn khăn lên vùng da bị ngứa trừ khi bác sĩ chỉ định. Nếu như bạn dùng thuốc ở trong hoặc gần với vùng da quấn tã ở trẻ sơ sinh thì không nên cho trẻ mặc tã khi đang dùng thuốc bôi ngoài da.
- Sau khi bôi thuốc, bạn hãy rửa tay sạch sẽ để tránh trường hợp thuốc bị dính vào miệng, mũi hoặc mắt. Nếu như thuốc dính vào vùng này thì bạn hãy dùng nước để rửa sạch lại.
Triệu chứng dị ứng thuốc da liễu
Bạn có thể bị dị ứng thuốc bôi ngoài da với các triệu chứng như bỏng rát, châm chích, da khô hoặc bị kích ứng, mẩn đỏ tại khu vực bôi thuốc. Bên cạnh đó, tình trạng da bị nổi mụn trứng cá, viêm nang lông, mọc lông bất thường, da sạm màu, mỏng hoặc bị rạn da cũng có thể xảy ra. Nếu như gặp phải bất cứ tác dụng phụ này, bạn nên báo với dược sĩ hoặc bác sĩ ngay lập tức.
Triệu chứng dị ứng thuốc da liễu
Nhìn chung đa số các trường hợp dùng thuốc bôi ngoài da không gặp phải tác dụng phụ gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn gặp phải các dị ứng trầm trọng như ngứa, phát ban, sưng (lưỡi, cổ họng, mặt), khó thở, chóng mặt dữ dội… bạn nên đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
Bên cạnh đó, nếu như bạn nhận thấy một số tác dụng khác không được kể trên, bạn nên liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ để được khắc phục kịp thời,
Cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc bôi ngoài da
Khi dùng thuốc bôi ngoài da, bạn nên thận trọng với các vấn đề sau:
- Dị ứng: Trước khi dùng thuốc bôi ngoài da có chứa hydrocortisone, bạn hãy thông báo với dược sĩ hoặc bác sĩ biết bạn bị dị ứng với loại thuốc này hoặc một số loại thuốc corticosteroid khác như triamcinolone, prednisone hay bất cứ dị ứng nào khác. Thuốc bôi ngoài da có thể chứa những thành phần bất hoạt và gây ra phản ứng dị ứng hay các vấn đề khác.
- Bệnh phụ khoa: Nếu như bạn bị ngứa vùng kín kèm theo đó là tình trạng tiết dịch âm đạo, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng thuốc bôi ngoài da.
- Nhiễm trùng: Nếu bạn bị đau hoặc bị nhiễm trùng, bạn không nên dùng thuốc bôi ngoài da để tránh trường hợp nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn. Nếu như gặp phải tình trạng da bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ, kích ứng, bạn nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức.
- Trẻ em: Trẻ nhỏ có thể nhạy cảm hơn khi dùng quá nhiều thuốc có chứa corticosteroid. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng thuốc khi thực sự thấy cần thiết. Mẹ bầu nên trao đổi ý kiến với các bác sĩ về lợi ích cũng như rủi ro khi dùng thuốc.
- Cho con bú: Do chưa thể xác định thuốc có đi vào trong sữa mẹ khi mẹ bôi thuốc hay không. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thận trọng dùng thuốc bôi da liễu cho trẻ sơ sinh
Dị ứng thuốc da liễu có thể được biểu hiện với mức độ và tình trạng khác nhau. Do đó, trước khi dùng thuốc, bạn nên có sự tư vấn kỹ càng từ các bác sĩ nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...