Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Cách phòng tránh dịch chân tay miệng ở trẻ em khi đi học
Phụ huynh và nhà trường cần biết cách phòng tránh dịch chân tay miệng ở trẻ em để bảo vệ các bé và tránh dịch bùng phát. Dịch chân tay miệng – các thông tin cần
Dịch chân tay miệng – các thông tin cần biết
Bệnh tay chân miệng do virus EV71 gây nên, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, sau đó virus tiến đến đường ruột, từ đó đi vào hệ bạch huyết xâm nhập vào các cơ quan mà trong đó có hệ thần kinh trung ương. Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cần cho bé nghỉ học, cách ly nguồn bệnh tránh dịch chân tay miệng lây lan cho trẻ khác. Nếu không kịp thời phát hiện, hệ quả có thể là bệnh sẽ biến chứng gây viêm não, tỷ lệ tử vong cao, di chứng lớn.
Dịch bệnh lây qua các tiếp xúc thông thường
Cách phòng tránh dịch chân tay miệng ở trẻ em
Đường lây chính của bệnh là do trẻ trong nhà trẻ đưa vật dụng chứa mầm bệnh vào mồm, làm nhiễm bệnh. Hoặc do bé ăn phải thực phẩm chứa nguồn bệnh. Để phòng tránh dịch chân tay miệng ở trẻ em, cần thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo sau của bộ y tế:
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn lẫn trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi tiếp xúc với da thịt trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Vệ sinh cá nhân kỹ càng
Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống cũng cần đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất nên ngâm tráng nước sôi); luôn dùng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống với người khác mà chưa được khử trùng.
Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ có trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc thường xuyên như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Quản lý phân: Sử dụng nhà vệ sinh hợp quy chuẩn vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, cách ly, điều trị bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Xử lý ngay khi phát hiện trẻ mắc bệnh
Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ nhiễm bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Việc thực hiện nghiêm túc các cách phòng tránh bệnh này sẽ giúp dễ kiểm soát tình hình, không để dịch chân tay miệng ở trẻ em lây lan khi vào mùa cao điểm.
Phong
Lưu ý:
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...