Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tắm lá khế là một trong những bài thuốc dân gian được sử dụng rỗng rãi để chữa các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng Trong bài viết này, KNNC mời bạn cùng tìm hiểu về những lợi ích quanh việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm bằng nước nấu từ lá khế.
Cho trẻ tắm lá khế có tác dụng gì?
Trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, lá khế là vị thuốc rất được tin dùng để chữa các bệnh về da như dị ứng, viêm da, nổi mẩn ngứa, rôm sảy, mề đay, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lý giải về những công dụng này, y học cổ truyền cho rằng lá của cây khế có tính thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa. Trong khi đó, y học hiện đại chỉ ra rằng lá cây khế có các dưỡng chất như sắt, kẽm, magie, vitamin C, chất chống oxy hóa… nên rất hữu ích với các chứng bệnh ngoài da thông thường.
Mẹ nên cho bé tắm lá khế chua hay ngọt?
Nhiều mẹ khi muốn dùng nước nấu từ lá khế để điều trị các vấn đề về da cho con lại băn khoăn không biết nên dùng lá khế chua hay ngọt. Theo chia sẻ của nhiều người từng áp dụng phương pháp tắm bằng nước nấu với lá khế để chữa các vấn đề ngoài da thì lá từ cây khế chua công hiệu hơn khế ngọt. Do đó, bạn hãy thử và quan sát xem kết quả thế nào nhé! Nếu nhà không có sẵn lá khế, mẹ có thể đặt mua trên các trang bán hàng điện tử như Shopee hoặc dặn các chị bán rau quê ở những khu chợ truyền thống mua giúp.
Mách mẹ cách nấu nước tắm lá khế cho bé
Cách sơ chế lá khế để nấu nước tắm Lá khế tươi cần nhặt bỏ lá sâu, úa, tuốt rời từng lá, rửa với nước sạch. Sau đó, ngâm với nước muối loãng trong khoảng vài phút rồi xả lại với nước cho thật sạch và để ráo. Cách nấu nước Chuẩn bị 1 nồi sạch dung tích khoảng 2,5 – 3 lít. Đổ khoảng 1,5 – 2 lít nước vào nồi, cho lá khế vào đun sôi. Khi nước gần sôi nhớ canh kỹ kẻo nước trào ra ngoài. Nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa đun trong khoảng 5 – 7 phút nữa rồi tắt bếp, dùng rây vớt bỏ lá khế.
Hướng dẫn tắm cho bé bằng nước lá khế
Nước lá khế sau khi đã nấu sôi, mẹ có thể pha với nước sạch để tắm cho bé. Mẹ nên kiểm tra kỹ nhiệt độ của nước trước khi tắm cho con. Trường hợp muốn tắm lá khế cho bé bằng nước nấu đậm đặc, bạn đợi cho nước nguội xuống còn khoảng 38°C. Tuy nhiên, mẹ nên dùng nước sạch, ấm tắm qua cho bé trước rồi mới cho con tắm bằng nước nấu từ lá khế đậm đặc này. Lau khô người và ủ ấm cho bé ngay sau khi con tắm xong. Bạn có thể áp dụng việc tắm bằng nước nấu từ lá khế 1 – 2 lần mỗi tuần để điều trị các vấn đề về rôm sảy cho con. Trường hợp bé gặp các vấn đề về da khác, mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các bài thuốc từ lá khế và vỏ khế giúp trị các bệnh ngoài da mà mẹ có thể tham khảo
Nếu gặp các vấn đề ngoài da, ngoài việc áp dụng hình thức tắm lá khế kể trên, bạn có thể tham khảo các bài thuốc được gợi ý dưới đây:
1. Chữa chứng nổi mề đay và ngứa
Bài thuốc này áp dụng hình thức trong uống ngoài thoa dành cho người lớn và trẻ em lớn. Trường hợp bản thân bị rôm sảy , mề đay sau sinh, mẹ cũng có thể dùng bài thuốc này. Nguyên liệu: Lá khế tươi 20 – 40g. Cách thực hiện Lá khế rửa sạch, nấu lấy nước uống. Đồng thời dùng lá khế tươi, rửa sạch, giã nát và đắp ngoài da hoặc bạn cũng có thể vắt lấy nước thoa lên da. Ngoài ra, mẹ cần kết hợp với việc tắm nước lá khế mỗi ngày để tăng hiệu quả.
2. Chữa mụn nhọt, ngứa ngáy, da bị lở loét, nước ăn chân
Nguyên liệu: Lá thanh hao (artemisinin), lá long não và lá khế, mỗi thứ 1 ít. Cách thực hiện Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, cho vào nồi, nấu sôi khoảng 5 phút rồi pha nước tắm. Với trường hợp nước ăn chân, bạn nên nấu nước khế đậm đặc hơn, để nước nguội bớt rồi ngâm chân. 3. Chữa phong nhiệt, nổi mề đay, mẩn ngứa Nguyên liệu Vỏ cây khế Lá khế tươi rửa sạch, hong khô, sao qua cho thơm. Cách thực hiện Cạo lấy lớp vỏ ngoài của cành khế, dùng 40g sắc uống. Đồng thời, bạn nên dùng lá khế tươi (sao qua) xoa lên da thường xuyên để giảm ngứa và giúp vùng da bị tổn thương nhanh phục hồi. KNNC tin rằng với những chia sẻ trong bài, bạn đã biết cách tắm lá khế cho bé để “thổi bay” các vấn đề về da thường gặp.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...