Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Theo nghiên cứu, phụ nữ thừa hoặc thiếu cân sẽ có cơ hội thụ thai thấp hơn từ 23 đến 43% so với những phụ nữ khác. Chính vì vậy, cân nặng của mẹ khi thụ thai nên là bao nhiêu đang là điều được nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
Khi có ý định mang thai, phần lớn các cặp vợ chồng sẽ chú ý đến các yếu tố như thời gian rụng trứng, quá trình mang thai, thời gian chuyển dạ và sinh con… Thế nhưng, có một yếu tố quan trọng cần được đặc biệt lưu ý nhưng nhiều người lại bỏ qua, đó chính là cân nặng của phụ nữ khi thụ thai. Cân nặng của mẹ khi thụ thai nên là bao nhiêu? Tình trạng thừa hoặc thiếu cân thì có gây ra vấn đề gì không? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, đừng quá lo lắng bởi những điều này sẽ có trong những chia sẻ sau của KNNC.
Theo các chuyên gia, phụ nữ bị thừa cân hoặc thiếu cân thường khó mang thai hơn so với những phụ nữ bình thường. Không những vậy, các bác sĩ cũng cho biết rằng phụ nữ thừa cân mang thai sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường và cao huyết áp cao hơn. Do đó, khi có ý định mang thai, bạn cần tìm cách để cân nặng của bạn ở mức ổn định nhằm tăng khả năng thụ thai cũng như đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.
Vậy, cân nặng lý tưởng để mang thai là bao nhiêu? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này bởi mỗi phụ nữ sẽ chỉ số khối cơ thể (BMI) khác nhau. Các bác sĩ thường khuyên khi có ý định mang thai, chỉ số BMI của phụ nữ nên nằm trong khoảng từ 19 đến 25.
Cân nặng đóng vai trò như thế nào trong việc thụ thai?
Cân nặng là yếu tố khá quan trọng khi thụ thai mà bạn cần lưu ý bởi cân nặng ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của cơ thể. Việc thiếu hoặc thừa cân có thể tác động tiêu cực đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó làm ảnh hưởng đến việc rụng trứng.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ thiếu hoặc thừa cân thường có nguy cơ vô sinh cao. Trong khi đó, những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai thường nhanh thụ thai hơn, sinh nở cũng dễ dàng hơn và bé cưng cũng khỏe mạnh hơn. Không những vậy, những phụ nữ này còn ít có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ và một số biến chứng khác trong thời gian mang thai. Thông thường, các bác sĩ thường khuyên bạn nên điều chỉnh mức cân nặng trước khi thụ thai chứ không điều chỉnh khi đã mang thai.
Thiếu cân ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào?
Phụ nữ có thể bị thiếu cân vì ăn kiêng quá mức hoặc có thói quen ăn uống không lành mạnh. Thiếu cân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh và có thể khiến việc dự đoán ngày rụng trứng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, thiếu cân còn làm tăng nguy cơ sinh non và bé sinh ra có cân nặng thấp.
Thừa cân ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào? Béo phì liệu có thể gây vô sinh?
Hầu hết chúng ta đều biết béo phì là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim và nhiều bệnh nguy hiểm khác nhưng lại ít người biết rằng béo phì cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. Theo một nghiên cứu, có đến gần 25% các trường hợp vô sinh có nguyên nhân là do thừa cân, béo phì. Béo phì có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang, gây tăng cân và rụng trứng không thường xuyên, khiến bạn khó thụ thai. Ngoài ra, phụ nữ béo phì khi mang thai còn có nguy cơ gặp phải một số vấn đề như:
1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Béo phì khiến cơ thể dễ bị mất cân bằng nội tiết tố, từ đó khiến chu kỳ kinh không đều, ảnh hưởng đến việc rụng trứng và làm tăng khả năng vô sinh ở phụ nữ.
2. Gây khó khăn trong việc điều trị hiếm muộn
Béo phì có thể làm giảm tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị hiếm muộn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bởi nó khiến cơ thể không phản ứng với thuốc, từ đó làm giảm số lượng trứng. Phụ nữ béo phì sẽ có nguy cơ cao đối mặt với chảy máu và chấn thương trong quá trình điều trị.
3. Tăng nguy cơ sảy thai
Trước khi thụ thai, phụ nữ béo phì cần giảm cân để giảm nguy cơ sảy thai. Một số nghiên cứu chứng minh rằng béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.
4. Các vấn đề về sức khỏe
Phụ nữ béo phì có thể mang thai nhưng trong thai kỳ, họ dễ gặp phải nhiều biến chứng như đái tháo đường, cao huyết áp… Các biến chứng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Cân nặng của mẹ khi thụ thai nên là bao nhiêu?
Nếu bạn muốn có thai, hãy quan tâm đến vấn đề cân nặng. Bạn có thể xem xét chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định cân nặng lý tưởng trước khi mang thai. Thông thường, chỉ số BMI khoảng từ 19 đến 25 là tốt nhất để mang thai. Do đó, nếu muốn mang thai, trọng lượng của bạn nên nằm trong phạm vi này.
Để tính chỉ số BMI, bạn lấy trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao (đơn vị chiều cao tính bằng mét và cân nặng tính bằng kg). Để có được chỉ số BMI lý tưởng, bạn cần duy trì một lối sống khỏe mạnh với một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và từ bỏ những thói quen không tốt.
Nếu muốn biết chỉ số khối cơ thể của mình là bao nhiêu, bạn hãy truy cập vào đây và nhập các số liệu để tính.
Nếu bị béo phì thì nên làm như thế nào để tăng khả năng mang thai?
Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng, không những vậy nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Dưới đây là một số cách để giúp bạn tăng khả năng mang thai khi bị béo phì:
1. Mỡ bụng
Giảm mỡ bụng là cách đơn giản nhất để tăng cơ hội mang thai bởi mỡ bụng chứa các nội tiết tố androgen, gây gián đoạn quá trình rụng trứng và khiến phụ nữ khó thụ thai. Các nghiên cứu đã chứng minh giảm từ 5 – 7% mỡ ở vùng bụng có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.
2. Theo dõi chu kỳ kinh
Nếu chu kỳ kinh của bạn đều và bạn dưới 30 tuổi, bạn có thể thụ thai dễ dàng. Sử dụng bộ dụng cụ thử rụng trứng để biết khi nào là thời điểm lý tưởng để “yêu” và thụ thai tốt nhất. Nếu chu kỳ kinh không đều, bạn nên đi khám sớm để bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân và có phương án điều chỉnh phù hợp.
3. Cẩn thận với hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Tình trạng thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Phụ nữ bị u nang buồng trứng sẽ sản xuất một lượng lớn hormone androgenic và oestrogen, ngăn ngừa rụng trứng.
4. Giảm cân
Nếu cân nặng của bạn đang ở mức “báo động”, hãy giảm cân ngay lập tức bằng cách xây dựng một chế ăn phù hợp và tập thể dục thường xuyên. Bạn chỉ cần ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau củ, trái cây, tránh ăn những món nhiều dầu mỡ và bắt đầu đi bộ hoặc chạy bộ ít nhất ba lần một tuần. Nếu thực hiện các điều này một cách đều đặn, bạn sẽ thấy cơ thể mình có nhiều sự thay đổi đáng kể.
5. Kiểm soát nồng độ estrogen
Việc dư thừa estrogen trong cơ thể có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến tình trạng trứng rụng không đều. Các tế bào mỡ được xem là nguồn sản xuất estrogen, vì vậy, bạn càng mập thì cơ thể bạn sẽ sản xuất càng nhiều estrogen.
6. Đi khám chuyên khoa sản phụ khoa, nam khoa
Nếu bạn đã cố gắng thụ thai trong một thời gian dài mà vẫn không thành công, tốt nhất bạn nên đi khám. Bạn cũng khuyên chồng mình đi kiểm tra để có thể xác định được nguyên nhân.
Cân nặng của phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai. Do đó, trước khi có ý định mang thai, bạn nên duy trì cân nặng ở mức ổn định bằng cách xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và giữ thái độ lạc quan. Với những thói quen tốt này, chắc chắn bạn sẽ sớm được “ôm” bé yêu trong vòng tay.
Ngân Phạm/ KNNC
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung canxi?
KNNC Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung thêm canxi không là vấn...
LỰA CHỌN KEM CHỐNG NẮNG NÀO TỐT CHO TRẺ
KNNC Hè gõ cửa rồi. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình rục...
NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN MẸ CẦN DẠY CHO TRẺ
KNNC Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh giai đoạn chuyển mùa như hiện...
Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ? (phần 2)
KNNC Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ?...
Khi nào nên và không nên dùng kháng sinh cho trẻ?
KNNC Vấn đề cơ bản của rất nhiều bà mẹ Việt Nam đó là không...
4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu
KNNC 4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu, 4...