Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Dây rốn là nơi vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến em bé trong suốt thai kỳ. Khi em bé chào đời, việc chăm sóc cuống rốn đúng cách rất quan trọng. Nó giúp mẹ ngăn ngừa kích ứng và nhiễm trùng cho bé sau khi phần cuống này rụng đi.
Vì thế, mẹ cần biết cách chăm sóc bé để vùng rốn luôn thông thoáng và nhanh lành.
Những lầm tưởng phổ biến khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Băng quấn vùng rốn của bé quá kỹ
Nhiều mẹ thường nghĩ rằng việc băng quấn vùng rốn của con thật kỹ sẽ giúp bé tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn và giúp rốn bé đẹp khi lành lặn. Tuy nhiên, đây là cách chăm sóc rốn không đúng với hướng dẫn của các bác sĩ nhi khoa.
Băng quấn cuống rốn quá chặt làm vùng rốn của con bị đè nén, không cho rốn tiếp xúc với không khí nên rốn con luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, nhẹ thì viêm, nặng hơn nữa thì bị nhiễm trùng rốn.
Rửa cuống rốn cho bé mỗi ngày
Tắm rửa sạch sẽ cho cơ thể bé mỗi ngày là việc tốt. Tuy nhiên, điều này không nên áp dụng với cuống rốn còn non nớt của con.
Thật ra, cuống rốn của trẻ sơ sinh luôn cần được khô, thoáng. Rửa cuống rốn cho bé mỗi ngày là việc làm không cần thiết vì nó sẽ làm vùng rốn của con luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Dùng phần lưng tã đè lên vùng rốn để tăng khả năng chống nhiễm khuẩn
Tương tự với việc băng quấn rốn của con quá kỹ, dùng phần lưng tã đè lên vùng rốn của con để tăng khả năng chống nhiễm khuẩn là cách làm không có cơ sở khoa học.
Ngược lại, cách làm này có thể khiến rốn của con bị tổn thương do liên tục bị cọ xát và dễ bị “lây” vi khuẩn từ phân và nước tiểu của con.
Làm thế nào để chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh đúng cách?
Luôn giữ rốn khô, thoáng, sạch sẽ
Bạn hãy để cuống rốn của bé tiếp xúc với không khí thường xuyên nhất có thể. Điều này cho phép cuống rốn nhanh chóng khô lại và giảm thiểu thời gian ẩm ướt để tránh khỏi nguy cơ bị vi khuẩn gây hại xâm nhập.
Nếu thời tiết nóng ẩm, bạn hãy cho bé mặc áo mỏng, nhẹ cùng với chiếc tã phù hợp để rốn được thông thoáng.
Không chùi, rửa cuống rốn của trẻ bằng nước hoặc xà phòng
Nếu cuống rốn của bé không bị dơ hoặc có dịch nhầy, bạn tuyệt đối không nên chùi, rửa bằng nước hoặc xà phòng. Đặc biệt, trong những lúc tắm cho bé, bạn hãy tìm cách tránh để nước hoặc xà phòng bắn vào cuống rốn vì điều này rất dễ làm cuống rốn ẩm ướt, viêm nhiễm hoặc kích ứng với xà phòng.
Trong trường hợp cuống rốn của bé bị dơ hoặc xuất hiện dịch nhầy, bạn hãy dùng tăm bông hoặc khăn vải khô, sạch, đã được khử trùng lau nhẹ khu vực bị dơ. Bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhi trước khi vệ sinh cuống rốn của bé bằng bất cứ dung dịch hoặc chất tẩy rửa nào.
Quan sát cuống rốn của con mỗi ngày để kịp thời phát hiện bất thường
Cho đến khi cuống rốn của bé khô, lành hẳn và rơi ra, mỗi ngày nó đều có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng. Vì thế, mẹ cần chăm sóc rốn của trẻ, giữ nó luôn thông thoáng và quan sát cuống rốn mỗi ngày để nhanh chóng phát hiện những bất thường như tấy đỏ, có mùi hôi, có dịch vàng, chảy máu… Khi đó, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tình hình và có hướng khắc phục đúng cách.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...