Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ nhỏ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

KNNC

Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm như thế nào để trẻ không bị bội nhiễm viêm phổi, phế quản là vấn đề không ít các bà mẹ quan tâm mỗi khi con ốm, ho và sổ mũi. Trong bài viết này, Trung tâm sức khoẻ nhi khoa Century sẽ giúp mẹ  tìm hiểu cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi bị cảm cúm cảm lạnh để không bị bội nhiễm xuống phế quản, và phổi.

Xem thêm:

 

1. Nguyên nhân trẻ bị cảm cúm cảm lạnh:

 Trẻ dưới 1 tuổi, sức đề kháng của trẻ kém và nguy cơ bội nhiễm cao hơn rất nhiều mà đã bội nhiễm thông thường là phải vào viện điều trị, phải tiêm, phải truyền và điều trị đặc biệt. Tuy nhiên cha mẹ  vẫn có những phương pháp để hạn chế tình trạng bội nhiễm ở trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh

Có 3 dấu hiệu có thể nhận biết ngay đó là:

  • Hắt hơi, chảy nước mũi:  Thông thường nước mũi trong, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 mũi bắt đầu chuyển sang đặc, vàng và sánh hơn sau đó ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 bắt đầu giảm dần và có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ho: Bé ho nhiều có thể có đờm và cũng có thể không có đờm, có thể ho về đêm hoặc sáng sớm.
  • Sốt: thông thường sốt do trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh thì nó chỉ sốt nhẹ thông thường là dưới 39 độ C. 

Đó là 3 dấu hiệu chính chúng ta có thể nhận biết. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ sốt cao nhưng thông thường thì ở mức độ như vậy. Ngoài ra còn có thêm một số dấu hiệu: Khi mà bé cắt cơn sốt trẻ vẫn ăn chơi bình thường miệng chưa bị tưa lưỡi, chưa trắng lưỡi, chưa hôi.

3. Cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm cảm lạnh:

Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh, cảm cúmChăm sóc trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm

Đối tượng trẻ dưới 3 tháng tuổi cần cho trẻ vào viện ngay, đối tượng này khuyến khích các mẹ không tự xử lý ở nhà vì nguy cơ biến chứng rất nhanh. Buổi sáng trẻ mới ho, mới sốt thôi buổi chiều đã có thể xuống phế quản ngay nên chúng ta sẽ chỉ tập trung xử lý ở trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi:

3 dấu hiệu chính là hắt hơi, chảy mũi, ho, sốt: 

Mẹ nên  ưu tiên cho bé dùng Paracetamol: dùng 10 -15 mg/cân nặng/lần và 1 ngày dùng không quá 4 lần. Nếu mẹ dùng Paracetamol mà trẻ không đáp ứng  mẹ nên chuyển sang Ibuprophen

dùng theo liều hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Mẹ có thể xem thêm hướng dẫn “Cách hạ sốt cho trẻ: Khi nào thì dùng thuốc hạ sốt? Có nên chườm khi trẻ sốt?” tại:

Mẹ chỉ nên hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt và kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc. 

Lưu ý: Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm 90% là do virus chúng ta chỉ điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ, và không phải dùng kháng sinh. Mẹ chỉ dùng kháng sinh cho bé  khi biết chắc bé đã bội nhiễm vi khuẩn và có sự kê đơn từ bác sĩ. Mẹ có thể xem hướng dẫn phân biệt viêm mũi họng do virus, vi khuẩn tại

Bé sổ mũi nhiều để tránh bị bội nhiễm mẹ nên rửa mũi cho bé. Tuy nhiên ở từng độ tuổi sẽ có những cách rữa mũi khác nhau:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Mẹ rửa mũi hoàn toàn bằng nước muối sinh lý.  Con bú ở tư thế nào thì chúng ta sẽ rửa mũi cho trẻ ở tư thế đó. Tức là cho con bú nghiêng ở phương thẳng đứng 40 – 45 độ. Dùng một lọ nước muối sinh lý bóp vào 2 bên mũi của trẻ khi bóp vào chúng ta ray ray để cho đờm long và loãng. Mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút mũi ra. 
  • Trẻ từ 3 tháng tuổi cho đến 1 tuổi:

 Khi đó cổ của trẻ đã cứng rồi, mẹ có thể để cổ của trẻ ở phương thẳng đứng chân của bé mẹ dùng 2 đùi của mình để giữ 1 tay giữ trán và 1 tay giữ ngực của trẻ và chồng sẽ hỗ trợ rửa mũi cho con. 

Có rất nhiều phương pháp rửa mũi cho trẻ, mẹ có thể tham khảo 2 phương pháp xử lý trên để đảm bảo an toàn cho trẻ, và việc rửa mũi rất tốt cho trẻ trong việc đẩy đờm, đẩy dãi kéo theo vi khuẩn và virus ra từ đó tránh trường hợp vi khuẩn virus xuống sâu phế quản và phổi gây viêm phế quản, viêm phổi

Mẹ phải hiểu khi nào ho cần xử lý và khi nào nên kệ con ho. Ho là một phản ứng tự vệ của đường hô hấp giúp đẩy virus vi khuẩn đồng thời kéo theo đờm ra.

Ho có đờm:

Mẹ ho mà mẹ nghe thấy có đờm thì nên cho bé uống nhiều nước, bú nhiều để long đờm ra và kệ cho bé ho để đẩy đờm ra bên ngoài. 

Trong trường hợp sau 7 đến 10 ngày mẹ thấy bé ho khan và ho nhiều về đêm thì có thể dùng thêm 1 số loại siro ho thảo dược dành cho trẻ sơ sinh, không dùng mật ong vì trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong chưa ổn và mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian nhưng các bài thuốc đó cần đảm bảo vệ sinh, đảm bảo quy trình để không gây ra các biến chứng khác.

Qua bài viết này hy vọng đã giúp các mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm cảm lạnh. 

Xem thêm: Xuất hiện vitamin “3 cấp độ” từ Anh Quốc cho trẻ biếng ăn – đề kháng kém, mẹ đã biết?

5 sai lam Truyen Ky nguoi lon mac phai

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!