Chơi có cấu trúc với trẻ em tự kỷ

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

KNNC

Vui chơi là một “công việc” quan trọng giúp mọi trẻ em học hỏi và lớn lên. Thông qua vui chơi, trẻ có thể học được nhiều kỹ năng như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận thức, kỹ năng ngôn ngữ, tư duy,… Với trẻ em tự kỷ, việc chơi dường như có chút khác biệt. Trẻ thích những trò chơi được lặp đi lặp lại một cách có cấu trúc hoặc tập trung khám phá “chi tiết” của sự vật, ví dụ: ngắm nhìn bánh xe ô tô xoay hoặc xếp đồ chơi thành hàng dài,… Trẻ tự kỷ có thể không thể “tự” chơi theo cách thông thường mà cần được “dạy” để chơi. Do vậy, chơi có cấu trúc vô cùng có ý nghĩa với trẻ em tự kỷ.

1. Chơi có cấu trúc là gì

Chơi có cấu trúc bao gồm các hoạt động chơi đã được cấu trúc và có hướng dẫn bởi giáo viên, nhà trị liệu, phụ huynh hoặc hướng dẫn bởi việc sắp xếp môi trường (ví dụ: quy trình chơi bằng hình ảnh). Chơi có cấu trúc là kiểu chơi được lên kế hoạch sẵn và được sắp xếp có mục đích nhằm hướng tới phát triển một số kỹ năng nhất định của trẻ.

Chơi không có cấu trúc hay chơi tự do là kiểu chơi do trẻ dẫn dắt hoàn toàn mà không có sự hướng dẫn hay can thiệp của người lớn. Trẻ chơi và khám phá hoạt động chơi theo sở thích và mong muốn của trẻ.

2. Chơi có cấu trúc quan trọng như thế nào với trẻ em tự kỷ

Tự kỷ là dạng khó khăn được đặc trưng bởi những khiếm khuyết về giao tiếp xã hội như: hiểu quy tắc, quy luật của trò chơi, kỹ năng chia sẻ, lần lượt, khả năng hiểu cảm xúc của người khác,… Chơi có cấu trúc sẽ giúp trẻ:

  • Phát triển kỹ năng chơi và khám phá đồ chơi phù hợp
  • Biết cách chờ đợi và luân phiên trong khi chơi
  • Tăng khả năng kiểm soát cảm xúc và hành động của mình
  • Tăng khả năng hợp tác với người khác trong khi chơi
  • Biết cách chia sẻ đồ chơi và sự chú ý tới người cùng chơi
  • Phản hồi phù hợp với những hướng dẫn hoặc hành động của người cùng chơi
  • Phát triển kỹ năng xã hội thông qua việc bắt chước hành động chơi cũng như suy nghĩ, cảm xúc của người cùng chơi.

trẻ tự kỷ

Chơi có cấu trúc quan trọng với trẻ em tự kỷ

3. Hướng dẫn trẻ tự kỷ chơi có cấu trúc

  • Hãy bắt đầu từ hoạt động/ đồ chơi mà trẻ thích. Ví dụ: trẻ thích chơi ô tô, bạn có thể tổ chức hoạt động ghép hình ô tô hoặc tô màu ô tô,…
  • Sử dụng những thế mạnh của trẻ. Ví dụ: trẻ ưa thích vận động hay có thể ngồi chơi hàng giờ,…
  • Sử dụng lịch trình bằng hình ảnh cho hoạt động chơi nhằm chỉ rõ cho trẻ biết: có bao nhiêu hành động chơi trong hoạt động này, hành động nào cần làm trước, hành động nào cần làm sau. Mỗi hành động/ bước chơi cần được minh họa rõ ràng và cụ thể bằng đồ vật, hình ảnh, chữ viết.
  • Hướng dẫn trẻ sử dụng lịch trình hoạt động chơi từng bước một, đảm bảo trẻ hiểu cách thực hiện trước khi để trẻ tự chơi hoặc tăng hoạt động trong giờ chơi của trẻ. Trong khi thiết kế lịch trình hoạt động và hướng dẫn chơi, bạn hãy đảm bảo rằng, các hướng dẫn của bạn rõ ràng nhưng ngắn gọn và phù hợp với khả năng hiểu của trẻ.
  • Khi bắt đầu chơi có cấu trúc, bạn nên lựa chọn những hoạt động ngắn, vừa sức, đảm bảo trẻ có thể thành công ngay từ những lần chơi đầu tiên. Điều này giúp làm tăng hứng thú và động lực chơi của trẻ.
  • Tổ chức những hoạt động chơi ngắn thay vì hoạt động chơi có nhiều bước; hoặc trẻ chỉ cần tham gia ở những bước chơi nhất định, không cần tham gia toàn bộ quá trình chơi. Việc cho trẻ tham gia dần dần sẽ giúp trẻ không bị quá tải cũng như giúp khả năng chú ý của trẻ được tăng dần lên.
  • Khen ngợi, khuyến khích và ghi nhận tất cả những nỗ lực của trẻ trong khi chơi.

4. Phát triển kỹ năng chơi của trẻ

Khi trẻ đã quen và có thể tự mình hoàn thành một hoạt động chơi có cấu trúc, bạn có thể:

  • Tăng số lượng hành động chơi, mở rộng hệ quả của trò chơi.
  • Tăng số lượng trò chơi/ hoạt động mà trẻ cần thực hiện
  • Tăng số cơ hội mà trẻ có thể chơi mỗi ngày.

trẻ tự kỷ

Hướng dẫn trẻ tự kỷ chơi có cấu trúc

5. Những chiến lược dành cho phụ huynh

  • Chờ đợi trẻ khởi xướng, quan sát cách trẻ chơi, lắng nghe những gì trẻ nói và phản hồi lại một cách có ý nghĩa.
  • Sử dụng mức độ hỗ trợ phù hợp với khả năng của trẻ. Ví dụ: nếu trẻ có thể tự làm, bạn chỉ cần chờ đợi và nhắc bằng các gợi ý tự nhiên như: sắp xếp học liệu; nếu là một hoạt động chơi mới, bạn có thể làm mẫu hoặc cầm tay chỉ việc cho trẻ.
  • Tạo cơ hội để trẻ chủ động thể hiện và khởi xướng hoạt động chơi trẻ muốn.
  • Kiểm soát môi trường nhưng không can thiệp hoặc làm thay đổi cấu trúc trò chơi.
  • Sử dụng lịch trình hoạt động linh hoạt với khả năng của trẻ.

Điều quan trọng nhất của việc chơi là niềm vui và sự hào hứng, mong muốn được chơi, được khám phá trò chơi. Do vậy, trong khi tổ chức hoạt động chơi, bạn hãy linh hoạt và nhạy cảm với những dấu hiệu “khó chịu” của trẻ để kịp thời điều chỉnh hoạt động chơi cho phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!