Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Xã hội bận rộn, con người bị cuốn vào vòng xoáy nhộn nhịp của cuộc sống khiến cho việc các thành viên dành thì giờ cho nhau trở nên rất hiếm hoi, tan làm trái giờ, bận rộn từ công sở cõng việc về nhà ..vvv hàng tá lý do khiến chúng ta quên đi những thiên thần nhỏ của mình đang cần được chia se, đang cần được nói chuyện, đang háo hức để kể cho mẹ, cho bố nghe về ngày hôm nay ở trường của con thế nào … nhưng tất cả chỉ được đáp lại bằng ánh mắt giận giữ, cái thở dài mệt nhọc,hoặc là cho con làm bạn với cái điện thoại thông minh !.
Gia đình trẻ ngày nay bắt kịp với xu hướng điện thoại khá phổ biến, cả nhà 3 đến 5 thành viên mỗi người một cái điện thoại mà chẳng ai nói chuyện với ai câu nào!. Ai cũng có không gian riêng và cười mỉm với chính chiếc điện thoại của mình. Theo thống kê xấp xỉ 80% gia đình trẻ chỉ nói chuyện với nhau qua các ứng dụng chát mạng xã hội mà thôi.
Chuyện sẽ chẳng có gì to tát chỉ là đơn giản có chiếc điện thoại là có cả thế giới mà , nhưng hệ lụy của điện thoại và việc không trò chuyện chơi cùng với nhau đó chính là ” tử thần” của tự kỉ.
Trên 1 trang mạng các mẹ chia sẻ với nhau rằng ” Có hay không, nên hay không nên chơi với con ” quan điểm của mỗi người đều khác nhau, có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng tôi đi làm cả ngày rồi về nhà cơm nước, giặt giũ .vvvv làm gì có thời gian chơi với con, phiền chết ..vv , sao các ông bố không chơi với con đi mà suốt ngày ôm điện thoại ..vvv
Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời từ các nhà tâm lý học và các bác sĩ chuyên ngành thảo luận 1 vài ý kiến về vấn đều ” có nên chơi với con hay không chơi với con” .
Việc chơi đùa có thể giúp các con học tập và rèn luyện được các kỹ năng hữu ích cho cuộc sống. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đồ chơi và các trò chơi “trải nghiệm” có thể giúp khơi dậy trí thông minh của trẻ. Không nhất thiết phải là những đồ chơi đắt tiền hay trò chơi đòi hỏi sự bày vẽ cầu kỳ mà đơn giản chỉ là những thứ giúp trẻ tự do sáng tạo và phát triển tư duy.
Sự tương tác với đồ chơi có thể giúp trẻ tiếp thu được nhiều kỹ năng cơ bản. Hãy để ý một đứa bé chơi với bộ đồ chơi xe lửa. Bé không chỉ chủ động biết được thêm về xe lửa mà còn biết được các bánh xe vận hành ra sao, làm sao để sử dụng đường ray và thậm chí cả trọng lực hoạt động thế nào. Khi phân loại những chiếc xe lửa, bé cũng sẽ học được về màu sắc, con số, kích cỡ và hình dáng…
2. Chơ với con giúp phát triển các mối quan hệ xã hội tốt
Xếp hàng, hợp tác cùng nhau, tuân thủ luật lệ, thông cảm và khả năng tự điều chỉnh… chỉ là một vài trong số nhiều kỹ năng xã hội mà việc chơi đùa nhấn mạnh đến. Nó giúp trẻ hiểu được các quy tắc tương tác xã hội, sẽ rất có giá trị trong mọi mối quan hệ sau này của bé. Những đứa trẻ có thể chơi chung tốt với nhau sẽ có thể hợp tác tốt với người khác sau này, và cũng có nghĩa chúng có kỹ năng xã hội tốt.
Người ta thường nói rằng chơi là công việc của trẻ con, và quả thật là thế, nó mang tính chất của công việc nhiều hơn ta tưởng. Đặc biệt, chơi tự do không phải là tự do, đó là cả vấn đề về sự tự chủ và tuân theo những quy tắc xã hội. Những đứa trẻ từng tham gia vào trò chơi đóng kịch có thể rèn luyện được tính trách nhiệm xã hội cao hơn. Những đứa trẻ bốc đồng có xu hướng cho thấy sự tiến bộ tốt nhất khi được cho cơ hội chơi nhiều hơn.
Bạn tự hỏi, con bạn ngủ, ăn, và chơi gần hết thời gian của ngày, thế thì có gì mà căng thẳng chứ? Thế nhưng tuổi thơ còn bao gồm cả việc học các quy tắc xã hội, kiềm chế bản thân, làm theo những điều mà người lớn nói và đối đầu với những “cuộc chia ly” – quá nhiều cho những đứa trẻ thậm chí chỉ mới vừa chập chững tập đi.
Chơi là một trong những cách tự nhiên và thú vị nhất để một đứa trẻ có thể bắt đầu phát triển những kỹ năng chú ý và tập trung. Tất cả chúng ta đều từng thấy một đứa trẻ chập chững mải mê chơi đến nỗi thậm chí không nghe thấy khi bạn gọi tên bé. Sự tập trung này cũng chính là kỹ năng mà một đứa trẻ cần trong những năm sau này để viết một bài luận, lắng nghe một bài giảng hay biểu diễn một bản piano…
Những trẻ được vui chơi sẽ lớn lên trở thành một thiếu niên, một người trưởng thành năng động và khỏe mạnh. Các trò chơi giác quan – vận động, trong đó dùng cả giác quan và cơ bắp, cho phép trẻ khám phá về cơ thể cùng những khả năng của mình.
Những trẻ được vui chơi sẽ lớn lên trở thành một thiếu niên, một người trưởng thành năng động và khỏe mạnh.
Bạn đã bao giờ để ý cách trẻ con làm đi làm lại một thứ gì đó? Dù đó là trèo lên cầu tuột rồi tuột xuống, làm đi làm lại như thế hoặc liên tục đá vào một quả bóng, thì những hoạt động này đều dẫn đến kết quả là sự thành thục. Trẻ con học cách làm chủ những kỹ năng mới thông qua việc chơi đi chơi lại.
Khi trẻ chơi với những đoàn tàu, những miếng lắp ghép hay hầu hết các món đồ chơi khác là chúng đang trực tiếp chơi với toán học. Chơi dạy cho trẻ về mối quan hệ giữa những thứ khác nhau, do đó giúp chúng phát triển lối suy nghĩ giúp ích cho môn Toán học sau này.
Việc chơi đùa cùng những đứa trẻ khác đòi hỏi con bạn phải sử dụng và làm quen với ngôn ngữ. Những đứa nhỏ thường xuyên tham gia chơi, đặc biệt là các trò chơi đóng giả, cho thấy một sự vượt trội về số từ vựng sử dụng, độ dài câu sử dụng cũng như độ phức tạp của ngôn ngữ mà chúng sử dụng.
Những cảm xúc mạnh mẽ, nhất là những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, ghen tị, lo lắng và sợ hãi – có thể quá sức chịu đựng của trẻ nhỏ. Chơi đùa sẽ mang đến một “lối thoát” lành mạnh cho việc thể hiện những cảm xúc quá mức và tiêu cực đó, và do vậy cha mẹ rất nên cho con không gian để khám phá mình.
Việc chơi đùa tự do với những món đồ chơi và trò chơi yêu thích có thể giúp trẻ phát triển nhiều giác quan và khả năng tư duy. Hãy để trẻ chơi theo bất cứ cách nào mà chúng muốn, cha mẹ chỉ nên là người cùng tham gia và định hướng những hoạt động tích cực cho con.
Vì thế chúng ta có thể thấy rằng việc chơi cùng con là 1 điều quá tuyệt vời phải không nào ?, nếu bạn đi làm về có thể áp lwucj cuộc sống, áp lực công việc, áp lực tiền bạc,..vvv hãy vứt bỏ nó ở ngoài đường trước khi bạn bước vào nhà, hãy học cách kiềm chế bằng nở 1 nụ cười với con, hãy cùng con làm việc nhà như cơm nước, nhặt rau, phơi đồ, dọn cơm.vv , hay các bố cùng con chơi đùa, chơi đồ chơi , hay thậm chí là ngồi lắng nghe câu chuyện của con ở trường thế nào để có phương hướng giải quyết nếu như việc nghiêm trọng hoặc là giúp con có cái tư duy tốt hơn để xử lý tình huống ở trường.
Hoàng An
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...