Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Gần đến ngày chuyển dạ sinh con là lúc mà tâm trạng của mẹ hết sức nặng nề, đi cùng với đó là những thắc mắc mà mẹ không biết chia sẻ cùng ai.
Ngày dự sinh đã sắp đến gần? Bạn đang mong ngóng được gặp bé cưng nhưng đồng thời cũng rất lo lắng về giai đoạn chuyển dạ sinh nở? Hiểu được nỗi lo của bạn, Kinh nghiệm Nuôi con đã tìm hiểu một số nỗi lo thường gặp của các mẹ về việc chuyển dạ, những kinh nghiệm về việc sinh nở và giải đáp những thắc mắc phổ biến để phần nào giúp bạn vơi đi nỗi lo và sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ.
Sắp sinh hay chỉ là chuyển dạ giả?
Gần đến ngày dự sinh, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Các cơ co thắt tử cung sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc. Tuy nhiên, những cơ co thắt này đôi khi chỉ là những cơn gò sinh lý (còn gọi là cơn gò Braxton hay chuyển dạ giả):
- Các cơ co thắt không đều, khoảng thời gian giữa các cơ co thắt có thể cách xa nhau, chẳng hạn 10 phút, 8 phút hoặc 6 phút.
- Không có các dấu hiệu chuyển dạ khác như cơn đau dồn dập, vỡ ối…
- Cơn đau giảm dần hoặc biến mất khi thay đổi hoạt động hoặc tư thế. Ngoài ra, những cơn đau này cũng sẽ giảm khi bạn đi bộ, nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến bệnh viện ngay nếu:
- Tần suất xuất hiện của những cơn đau ngày một ngắn dần. Mỗi lần đau kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút
- Khi di chuyển, bạn vẫn thấy đau. Theo thời gian, các cơn đau tăng dần và không có dấu hiệu giảm nhẹ
- Các cơn co thắt trở nên dữ dội hơn, bắt đầu ở lưng dưới và di chuyển lên phía trước bụng.
Nhìn chung, thời gian giữa các cơn co thắt là yếu tố quan trọng nhất để xác định cơn đau chuyển dạ sinh con là thật hay giả. Bạn hãy lưu ý thời gian từ lúc thấy đau cho đến khi bắt đầu cơn đau tiếp theo.
Ngoài việc xuất hiện các cơn gò tử cung, khi chuyển dạ sinh con, mẹ cũng có thể bị:
- Ra nhớt hồng: Do nút nhầy cổ tử cung bị bung và thoát ra ngoài. Bạn sẽ thấy quần lót xuất hiện một chút nhầy nhớt, có màu hồng.
- Vỡ ối: Lượng nước ối có thể chảy ra nhiều hoặc ít, chảy thành dòng hay nhỏ giọt. Nước ối thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Bạn cần lưu ý đến thời gian vỡ ối, lượng nước ối, màu sắc nước ối.
Điều gì sẽ diễn ra trong phòng sinh? Tôi phải rặn đẻ như thế nào khi chuyển dạ sinh con?
Quá trình chuyển dạ sinh con sẽ gồm 3 giai đoạn: giai đoạn mở cổ tử cung, giai đoạn đẩy bé ra ngoài và giai đoạn sổ nhau thai.
Giai đoạn mở cổ tử cung
Đây là giai đoạn kéo dài và gây đau đớn nhất cho mẹ bầu khi phải đối mặt với các cơ đau co thắt với cường độ tăng dần. Thời gian của các cơ co thắt cách nhau từ 1 – 2 phút.
Giai đoạn đẩy bé ra ngoài
Khi cổ tử cung mở ktrọn (10cm) cùng với vùng chậu giãn nở tốt, bác sĩ sẽ bắt đầu cho rặn. Sau mỗi lần rặn, phần đáy xương chậu, phần mô giữa âm đạo và trực tràng sẽ bắt đầu phình ra và đầu của bé sẽ dần lộ ra ngoài.
Để rặn đẻ hiệu quả, khi cảm nhận được cơn co thắt, bạn cần hít vào thật sâu, sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, 2 tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, 2 chân đạp mạnh vào 2 ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi thật mạnh đẩy xuống vùng bụng dưới để tống xuất thai nhi ra ngoài. Trong lúc rặn, bạn cần giữ cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Sau 1 đợt rặn, bạn hãy thở sâu, điều hòa và dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.
Trong quá trình rặn, đôi lúc, bạn cũng có thể tống xuất cả phân ra ngoài. Đây là điều rất thường gặp và bạn không cần phải thấy xấu hổ.
Giai đoạn sổ nhau thai
Sau khi bé chào đời, cổ tử cung vẫn sẽ tiếp tục co bóp để đẩy nhau ra ngoài. Lúc này, bạn chỉ cần rặn nhẹ. Cơn đau ở giai đoạn này cũng giống như cơn đau bụng kinh.
Để hiểu rõ hơn về quá trình sinh con, mời bạn xem qua clip Thâm cung bí sử trong phòng sanh
Thời gian rặn đẻ khi chuyển dạ sinh con sẽ kéo dài bao lâu?
Thời gian rặn đẻ khi chuyển dạ sinh con có thể mất từ vài phút đến vài giờ tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Số lần sinh: Nếu đây là lần đầu sinh, các cơ vùng chậu sẽ mất nhiều thời gian để kéo căng. Còn nếu đây là lần sinh thứ hai hoặc thứ 3, bạn có thể chỉ cần rặn từ 1 – 2 lần bởi các cơ đã được kéo căng trước đó.
- Kích thước và hình dạng của xương chậu: Khung xương chậu sẽ thay đổi kích thước trong quá trình sinh. Nếu khung xương chậu của mẹ nhỏ, bé sẽ mất nhiều thời gian để đi qua kênh sinh. Trong trường hợp kênh sinh quá hẹp, thai nhi không thể chui qua được thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách mổ lấy thai.
- Kích thước của trẻ sơ sinh: Xương sọ của bé rất mềm, khi đi qua kênh sinh, đầu của bé có thể bị méo mó nhưng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau sinh. Nếu đầu của bé có kích thước lớn hơn so với khung xương chậu thì việc rặn đẻ sẽ mất nhiều thời gian và có khi cũng phải mổ.
- Tư thế của bé: Ngôi thuận là tư thế lý tưởng nhất. Lúc này, đầu bé sẽ quay xuống khung xương chậu, mặt úp vào bụng (đầu cúi tối đa) và có thể di chuyển dễ dàng qua kênh sinh. Còn nếu bé vẫn ở vị trí quay đầu xuống nhưng mặt lại quay ra bụng thay vì quay vào trong thì thời gian sinh nở có thể lâu hơn và có thể khiến mẹ bị đau lưng nghiêm trọng.
- Lực chuyển dạ và cường độ của các cơn co thắt: Các cơn co thắt mạnh và đều đặn sẽ giúp cổ tử cung nhanh giãn ra và giúp bạn có đủ lực để dễ đẩy em bé ra ngoài.
Khi nào tôi sẽ phải rạch tầng sinh môn?
Việc rạch tầng sinh môn là thủ thuật cắt vùng da phía âm đạo hướng xuống dưới (vùng đáy chậu) để tạo khoảng rộng giúp em bé chui ra ngoài dễ dàng. Không ai có thể đoán trước được liệu bạn có cần phải rạch tầng sinh môn hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định rạch tầng sinh môn nếu lúc rặn tầng sinh môn giãn không tốt, thường là ở người sanh con đầu lòng:
Việc ăn uống cân bằng, khoa học và thực hiện các bài tập cơ sàn chậu trong bốn tuần trước ngày dự sinh có thể làm giảm nguy cơ rạch tầng sinh môn.
Một vết rách nhỏ ở tầng sinh môn có thể ít đau và nhanh lành hơn so với vết rạch tầng sinh môn. Sẽ có một số trường hợp dù không bị rạch tầng sinh môn nhưng mẹ vẫn phải khâu một vài mũi, là do bị rách tự nhiên lúc rặn.
Tôi sẽ một mình trong phòng sinh…?
Tùy thuộc vào nơi bạn sinh mà người thân có thể ở bên trong lúc bạn chuyển dạ sinh con hay không. Trước khi sinh, bạn có thể tham khảo trước các dịch vụ tại bệnh viện cũng như các quy định trong phòng sinh. Nếu được, bạn có thể để chồng hoặc người thân vào phòng sinh để động viên, hỗ trợ hoặc để truyền đạt nhanh nhất tình trạng cũng như những mong muốn của bạn đến bác sĩ. Tuy nhiên, nếu người thân không ở bên thì bạn cũng đừng quá lo, các bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn.
Khi nào tôi có thể cho bé bú?
Bạn có thể bắt đầu cho bé bú ngay giờ đầu ngay sau khi sinh. Nếu bé thở nhanh hoặc bị sặc sữa, bạn có thể hỏi bác sĩ để được hỗ trợ. Trong một giờ sau sinh, bạn cũng có thể tiếp xúc “da kề da” với bé liên tục 90 phút sau sinh để tạo sự gắn kết và bạn có thể bắt đầu cho bé bú mẹ vào thời điểm này.
Lần đầu cho con bú có thể có nhiều khó khăn. Bạn sẽ cần làm quen với bé trong khi bé sẽ cần học cách ngậm ti mẹ. Do đó, đừng quá lo nếu việc cho bé bú ở lần đầu không diễn ra suôn sẻ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách cho bé bú tốt nhất.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...