Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Bàn chải điện là sản phẩm chăm sóc răng miệng khá phổ biến hiện nay. Tuy được sử dụng rộng rãi ở người lớn nhưng việc dùng bàn chải điện ở trẻ em vẫn còn hạn chế. Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu trẻ em có nên dùng bàn chải đánh răng điện hay không?
1. Bàn chải điện là gì?
Cấu tạo của bàn chải điện gồm 2 phần chính là phần đầu có gắn lông chải và phần thân chứa nguồn điện giúp phần lông bàn chải tự di chuyển, cọ xát lên bề mặt răng. So với bàn chải thường, sử dụng bàn chải điện có rất nhiều ưu điểm bao gồm:
- Loại bỏ mảng bám hiệu quả: Bàn chải điện có các chuyển động xoay giúp làm sạch mảng bám và thức ăn thường hiệu quả hơn so với dùng bàn chải thông thường.
- Phù hợp với nhiều đối tượng: Sản phẩm có thể tự thực hiện các thao tác làm sạch răng cần thiết mà không cần quá nhiều lực nên thích hợp dùng cho mọi đối tượng, kể cả những người bị hạn chế vận động.
- Tiết kiệm thời gian: Dùng bàn chải điện giúp đánh răng nhanh và sạch hơn. Ngoài ra, sản phẩm có chế độ hẹn giờ cũng giúp kiểm soát được thời gian chải răng chính xác.
- An toàn cho nướu: Khi dùng bàn chải đúng cách, nướu và men răng sẽ không bị tổn thương và sức khỏe răng miệng sẽ được cải thiện tốt hơn.
- Ngoài việc giữ cho răng của bé sạch sẽ, bàn chải điện dành cho trẻ em còn có một số đặc điểm thú vị khiến trẻ thích thú, chẳng hạn như được thiết kế đa dạng với nhiều kiểu dáng khác nhau, do đó có thể khuyến khích trẻ tích cực chăm sóc răng miệng hơn.
Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng bàn chải điện cũng tồn tại một số hạn chế như giá thành cao, dễ hư hỏng, khó thay thế đầu bàn chải, cần phải sạc pin định kỳ. Ngoài ra, một số loại bàn chải điện ít thân thiện với môi trường hơn so với các bàn chải thông thường.
2. Có nên cho bé dùng bàn chải đánh răng điện?
Nhiều phụ huynh thắc mắc có nên mua bàn chải điện cho bé? Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em có thể bắt đầu sử dụng bàn chải điện từ 6 tháng tuổi. Nhưng độ tuổi thích hợp nhất để sử dụng bàn chải điện là từ 2 – 3 tuổi trở lên và phải có sự giám sát chặt chẽ của phụ huynh. Tổ chức Y tế Nha khoa Anh khuyến khích cha mẹ cho trẻ sử dụng bàn chải điện. Hiệp hội Nha khoa Mỹ tuyên bố rằng cả bàn chải thông thường lẫn bàn chải điện đều có thể làm sạch mảng bám và phòng chống viêm nướu, viêm nha chu với hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, đối với những bé không thích hoặc gặp khó khăn khi dùng bàn chải thông thường thì bàn chải điện có thể dễ sử dụng và mang lại cảm giác thoải mái hơn. Nếu không biết nên chọn loại bàn chải nào phù hợp cho con, các bậc phụ huynh hãy thảo luận với nha sĩ trong lần khám răng tiếp theo.
Hiện nay, bàn chải điện cho bé có khá nhiều loại với thiết kế và công năng phù hợp, do vậy cha mẹ có nhiều sự lựa chọn để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Các nhà sản xuất sẽ có sự phân chia bàn chải điện cho trẻ theo từng nhóm tuổi bao gồm: Từ 0 – 3 tuổi, từ 3 – 6 tuổi, từ 6 – 8 tuổi. Trên thực tế có một số trường hợp trẻ bị đau khi đánh răng bằng bàn chải điện. Nguyên nhân không phải do bàn chải mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. Một số trẻ dùng bàn chải với lực tì mạnh khiến bàn chải tác động một lực lớn hơn lên bề mặt răng, nhiều bé còn giữ nguyên vị trí bàn chải khiến đầu bàn chải quay qua quay lại một chỗ trong thời gian dài. Nướu răng của trẻ em còn mềm, yếu không giống như người trưởng thành nên không chịu, lâu dần sẽ dẫn đến tổn thương nướu và mòn cổ chân răng. Do vậy để khắc phục tình trạng trên cần hướng dẫn cho trẻ cách dùng bàn chải điện đúng cách.
3. Cách dùng bàn chải điện cho bé
Để dùng bàn chải điện một cách an toàn, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điểm sau:
- Hướng dẫn bé di chuyển bàn chải nhẹ nhàng theo đường cung của hàm răng, bàn chải sẽ tự động rung và chải sạch các mảng bám trên răng.
- Không tỳ quá mạnh hay đánh tập trung quá lâu vào một chỗ để tránh làm tổn thương nướu và mô răng.
- Nên dùng kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ em và chỉ dùng lượng nhỏ bằng hạt đậu.
- Thời gian đánh răng phù hợp là 3 phút/lần và đánh răng 1 – 2 lần/ ngày.
- Trong thời gian hai phút đánh răng đầu tiên có thể tập trung vào phần trên và phần dưới ở bên trong hàm răng, phút cuối cùng nên tập trung vào phần trên và phần dưới của răng cửa và không quên bỏ sót các phần gần lưỡi, môi.
- Chú ý cho trẻ súc miệng thật sạch để tránh kem đánh răng còn sót lại trong miệng
- Rửa sạch bàn chải điện sau khi đánh răng xong
- Sau khi đánh răng xong, cha mẹ cũng nên sạc bàn chải thường xuyên để đảm bảo công năng và tuổi thọ của sản phẩm. Nên để bàn chải điện ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
Bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi có nên dùng bàn chải điện cho bé hay không. Nhìn chung, cha mẹ nên chọn loại bàn chải điện phù hợp theo độ tuổi và hướng dẫn trẻ cách sử dụng bàn chải điện đúng cách để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...