Có phải trẻ nào cũng cần bổ sung sắt?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

KNNC

Theo thông tin từ Viện Dinh Dưỡng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt ở nước ta là khoảng 30%. Do vậy, bổ sung sắt cho bé là một vấn đề rất quan trọng nhằm tăng cường sức khỏe, khả năng miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, không nhất thiết phải bổ sung sắt cho những bé đã khỏe mạnh, cơ thể đã được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Thực tế cho thấy rằng, các bậc phụ huynh vẫn chưa có nhiều kiến thức về cách chăm sóc trẻ, dẫn đến việc lạm dụng các sản phẩm thuốc bổ, các thực phẩm chức năng. Điều này thật sự không tốt cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì khả năng thích nghi của cơ thể với thuốc còn yếu, non nớt.

Trẻ bổ sung sắt khi nào? Việc bổ sung sắt nên áp dụng với trẻ nhỏ được kiểm tra rõ ràng bị thiếu sắt ở thể trung bình đến nặng, đã xuất hiện biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý chẩn đoán hay tự bổ sung thuốc cho trẻ mà phải đưa bé đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên hợp lý.

Tùy từng nhóm đối tượng trẻ em, thời điểm và liều lượng bổ sung sắt sẽ có sự khác biệt. Bổ sung sắt cho trẻ em bao nhiêu là đủ? Cụ thể:

  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non không được ở trong bụng người mẹ hết 3 tháng cuối, do vậy lượng sắt dự trữ kém hơn hẳn so với thông thường. Khả năng dự trữ sắt của trẻ từ chế độ ăn uống cũng kém hơn vì bé nhẹ cân. Do đó, cần bổ sung lượng sắt sớm sau sinh với liều 2mg/kg cân nặng mỗi ngày trong suốt 1 tuổi đầu đời và kết hợp cho bé dùng thêm một số loại vitamin khác;
  • Trẻ nhũ khi khỏe mạnh, sinh đủ tháng: Trong khoảng thời gian 4 tháng đầu đời không cần phải bổ sung sắt, không phải là do sữa mẹ đã có đủ mà vì lượng dự trữ trong 3 tháng cuối thai kỳ đã đủ. Từ tháng thứ 4 trở đi, cần bổ sung sắt vi lượng đường uống mỗi ngày 1mg/kg cân nặng. Ví dụ như trẻ 5kg cần bổ sung 5mg sắt mỗi ngày, dùng đến thời điểm bé ăn dặm được các món như thịt đỏ, ngũ cốc có chứa nhiều sắt;
  • Trẻ dùng sữa công thức: Vì sữa đã được bổ sung sắt nên không cần bổ sung sắt ở nhóm này;
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Trẻ cần ở mức 11 mg sắt mỗi ngày. Nguồn sắt có thể bổ sung qua việc cung cấp các loại thực phẩm cho trẻ như: Thịt đỏ, váng sữa, sữa chua, rau giàu sắt,… hoặc các chế phẩm có chứa sắt;
  • Trẻ 12 – 18 tháng tuổi: Bé nên được làm xét nghiệm tổng quát đánh giá tình trạng máu thiếu sắt vào thời điểm này. Nếu thiếu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng sắt bổ sung đúng liều điều trị. Sau khoảng 2 tháng bổ sung sắt, bác sĩ sẽ kiểm tra lại cho bé;
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: Bổ sung khoảng 7mg sắt mỗi ngày. Ở độ tuổi này, bé đã ăn tốt hơn, nguồn bổ sung sắt tốt là từ các loại thịt đỏ, hoa quả, rau giàu sắt. Chú ý việc bổ sung thêm vitamin C (từ siro vitamin, hoa quả) vì vitamin C sẽ giúp hấp thụ sắt tốt hơn;
  • Trẻ lớn hơn: Khi bé đã lớn hơn, con hoàn toàn có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm. Lúc này cha mẹ chỉ cần cho con ăn đa dạng thực phẩm là được. Khi trẻ đã lớn hơn, con hoàn toàn có thể ăn được mọi thứ, thì chỉ cần cho con ăn đa dạng thực phẩm là được. Các loại rau, thịt giàu sắt nên được bổ sung vào thực đơn của trẻ gồm: Thịt bò nạc, thịt lợn nạc, cá hồi, tôm, cá ngừ, trứng, đậu phụ, các loại rau lá xanh, mận, súp lơ xanh, đậu xanh, đậu Hà Lan,…

3.1 Bổ sung sắt bằng thực phẩm

Phương pháp bổ sung sắt hiệu quả, dễ thực hiện được nhiều phụ huynh áp dụng là sử dụng các loại thực phẩm hợp lý. Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt được tin dùng như: Tiết bò, men bia khô, thịt bò, trứng gà, mực tươi, cua biển, cá trê, cá chép, cá đối, nấm hương khô, mộc nhĩ, vừng, đậu xanh, đậu nành, cần ta, cần tây, rau ngót, rau dền đỏ, rau dền trắng, củ cải, các loại rau thơm,…

Cha mẹ cần lưu ý bổ sung sắt cho con hợp lý bằng việc kết hợp khoa học các loại thực phẩm. Lưu ý, thực phẩm có chứa nhiều photpho sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt, cần tránh sử dụng cùng nhau. Còn và vitamin C cùng một số vitamin nhóm B như B6 giúp hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố tốt hơn.

3.2 Bổ sung sắt bằng thuốc

Trẻ bổ sung sắt khi nào? Khi trẻ bị thiếu sắt cấp tính hoặc kéo dài thì cần bổ sung bằng thuốc. Sau khi phục hồi đủ sắt thì chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn uống giàu chất sắt. Đồng thời, phải chữa các bệnh gây thiếu sắt ở trẻ, ví dụ như tẩy giun móc.

Một số loại thuốc bổ sắt cho trẻ em thuần túy như sắt gluconat, viên sắt fumarat, sắt oxalat, sắt succinat, sắt II sulfat, sắt tartrat. Có loại thuốc phối hợp chất sắt với acid folic.

Phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ cần uống kết hợp viên sắt với acid folic. Khi sử dụng viên bổ sung sắt thuần túy có thể gây ra táo bón nên có thể kết hợp thêm dược liệu có tính nhuận tràng như đại hoàng (lưu ý dược liệu này cũng có thể gây tiêu chảy). Để tránh hiện tượng này thì không nên dùng thuốc quá liều.

*Lưu ý: Bệnh thiếu máu ác tính do thiếu B12 thì chỉ cần bổ sung vitamin B12. Bên cạnh đó, có một số bệnh như: Thừa hoặc thiếu sắt nhưng lệ thuộc vào hormone hepcidin, chứng nhiễm sắc tố sắt di truyền, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh thiếu máu sắt mạn tính,… nên đi khám bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung sắt.

Về bổ sung sắt cho mẹ:

  • Thời điểm tuyệt vời để bổ sung sắt là 3 tháng trước khi sinh;
  • Liều lượng bổ sung sắt trong ngày cho mẹ theo khuyến cáo của WHO là: 30 – 60mg sắt nguyên tố cùng 0,4mg axit folic;
  • Sau sinh: Nếu cho bé bú hoàn toàn 6 tháng đầu thì mẹ cần bổ sung sắt như lúc mang thai.

Về bổ sung sắt cho bé:

  • Trong 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn thì chỉ cần mẹ uống bổ sung sắt như trên;
  • Từ 6 tháng – 12 tháng: Sử dụng sữa công thức có chứa nhiều sắt bảo đảm đủ cho bé 11mg sắt nguyên tố mỗi ngày;
  • Từ 1 – 3 tuổi: Bổ sung cho bé 7mg sắt/ngày;
  • Từ 3 tuổi trở lên: Áp dụng thực đơn cho trẻ có nhiều thịt cá và rau xanh để đảm bảo lượng sắt cần thiết, không nhất thiết phải uống sắt bổ sung nhưng cũng cần bảo đảm đủ 10mg sắt nguyên tố mỗi ngày;
  • Các dòng sản phẩm bổ sung sắt nên uống trước khi ăn từ 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ (lúc đói). Tuy nhiên, sắt cho bé thường được bào chế dưới dạng siro có chứa đường nên dễ gây cảm giác no, chán ăn. Do đó, nên sử dụng sau bữa ăn là điều tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho bé bổ sung sắt vào buổi tối, trước khi đi ngủ vì đường có thể gây sâu răng, hỏng men răng, sắt bám trên răng có thể làm hỏng răng bé;
  • Thừa sắt có thể gây ra ngộ độc sắt có hại cho gan, nhất là ở trẻ em. Do đó, cha mẹ cần lưu ý cất kỹ viên sắt hoặc siro bổ sung sắt để bảo đảm an toàn. Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ dễ thấy như phân đen hoặc táo bón;
  • Cha mẹ không nên bổ sung sắt cho con khi bé đang ốm vì sắt có liên quan đến đối kháng vật chủ – vi khuẩn. Bổ sung sắt đường uống cho bé nhất là ở dạng siro có thể khiến vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng;
  • Để phòng ngừa thiếu máu cho trẻ, cần cho bé tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Đồng thời, nên thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun sán và tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi.

Bài viết đã giúp giải đáp câu hỏi trẻ bổ sung sắt khi nào, bằng cách nào với liều lượng ra sao. Các bậc phụ huynh chú ý theo dõi nếu bé có dấu hiệu thiếu sắt thì nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!