Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Đau bụng sau sinh là tinh trạng khá phổ biến và do nhiều nguyên khác nhau gây ra, ví dụ như vết rạch mổ, táo bón, nhiễm trùng…
Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian sáu tuần đầu sau sinh. Đó là khoảng thời gian đặc biệt bởi cơ thể bạn bắt đầu trở lại trạng thái trước khi mang thai. Bạn có thể gặp phải các tình trạng đau và kiệt sức khác nhau, gây ra nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt cũng như chăm sóc em bé, một trong số đó có thể kể đến bao gồm chứng đau bụng sau sinh.
Bài viết sau, KNNC sẽ đem đến thông tin cần thiết về tình trạng đau bụng sau sinh để từ đó có cách giảm đau hiệu quả dựa trên nguyên nhân gây ra.
Nguyên nhân gây đau bụng sau sinh
Theo các chuyên gia, việc cảm thấy đau bụng dưới sau khi sinh là điều bình thường. Một số lý do chính khiến bạn gặp phải tình trạng này gồm:
Tử cung phục hồi gây đau bụng sau sinh
Lý do phổ biến nhất khiến bạn bị đau bụng sau khi sinh con là do tử cung đang thu nhỏ trở lại kích thước ban đầu. Trong quá trình này, cơ thể bạn cũng phải làm việc tích cực để nén các mạch máu trong tử cung nhằm ngăn chảy máu quá nhiều.
Các cơn co thắt tử cung sau sinh được ví von như phiên bản nhẹ nhàng của các cơn co thắt chuyển dạ. Bên cạnh đó, một số mẹ bỉm sửa còn cảm giác cơn đau bụng sau sinh khá giống đau bụng kinh, biến chuyển từ nhẹ đến dữ dội. Bạn còn có thể nhận thấy cơn đau xuất hiện những lúc cho con bú nữa đấy.
Vết rạch mổ khiến đau bụng sau sinh mổ xuất hiện
Hình thức sinh mổ cũng khiến bạn bị đau bụng sau khi sinh bởi tử cung cũng sẽ dần co bóp để trở lại kích thước ban đầu. Bên cạnh đó, vì vết rạch mổ đang trong giai đoạn lành thương nên mẹ sau sinh sẽ cảm giác hơi đau nhức ê ẩm, nhất là trong vài ngày đầu, thậm chí là vài tuần đầu.
Táo bón sau sinh gây đau bụng
Khó chịu ở bụng trong thời kỳ hậu sản cũng có thể do táo bón. Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra táo bón sau sinh và việc tìm ra nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng sẽ giúp bạn tìm ra cách tốt nhất để kiểm soát chúng, những lý do khiến bạn bị táo bón bao gồm:
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Thay đổi nội tiết tố
- Trầm cảm sau sinh
- Ít vận động
- Rách âm đạo
- Bệnh trĩ
- Đau do vết rạch tầng sinh môn.
Mẹ bỉm sữa bị nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể làm cho cơn đau bụng sau sinh xuất hiện, dẫu cho tình trạng này không quá phổ biến nhưng bạn không nên vì thế mà chủ quan phớt lờ bỏ qua. Nhữntg thủ phạm khiến bạn bị nhiễm trùng bao gồm:
- Viêm ruột thừa
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm âm đạo do vi khuẩn
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cách trị đau bụng sau sinh
Tử cung của bạn cần phải trải qua quá trình co bóp và dần nhỏ lại sau khi sinh em bé. Không có phương pháp điều trị nào có thể ngăn chặn điều này nhưng bạn vẫn có thể áp dụng vài mẹo nhỏ để giảm đau sau sinh nhằm giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn cũng như để thực hiện việc chăm em bé một cách tốt nhất:
- Thuốc giảm đau: Nếu như bạn quá khó chịu, hãy thử hỏi bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau an toàn.
- Vận động nhẹ: Tuy nghe qua có vẻ khá kỳ lạ nhưng thực chất việc vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ lại có thể giúp bạn giảm đau bụng sau sinh đấy. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
- Thiền: Hãy thử một số bài tập thở sâu khi bạn bị đau. Điều này có thể giúp bạn vượt qua các cơn đâu và giữ bình tĩnh.
- Chườm ấm: Việc chườm ấm cũng sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm ngứa và rát ở phần vết mổ.
Bên cạnh đó, nếu cơn đau xuất hiện là do chứng táo bón, bạn hãy bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ như cac loại rau, trái cây và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng.
Tình trạng này kéo dài bao lâu?
Đau bụng sau sinh mổ kéo dài bao lâu là thắc mắc của không ít chị em bởi ai cũng muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
Cơn đau có thể bắt đầu ngay sau khi em bé chào đời và có xu hướng đạt cường độ cao nhất vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau đó. Những cơn đau bụng của mẹ bỉm có thể kéo dài đến 10 ngày sau đó hoặc cho đến khi kích thước tử cung trở lại bình thường.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...