Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Dị ứng hải sản bao lâu thì hết? Ăn hải sản đúng cách như thế nào?
Hải sản là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khỏe nhưng lại dễ gây dị ứng. Các triệu chứng của dị ứng hải sản rất khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy dị ứng hải sản kéo dài bao lâu? Cùng tìm hiểu để có cách phòng tránh và chữa trị nhé.
Dị ứng hải sản bao lâu thì hết phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn đối phó và chăm sóc cơ thể khi bị dị ứng. Nếu bạn ăn uống lành mạnh và đủ chất, các triệu chứng dị ứng có thể biến mất chỉ trong vài ngày. Còn nếu chủ quan thì có thể nguy hiểm cho tính mạng.
Nguyên nhân dị ứng hải sản là gì?
Dị ứng hải sản là phản ứng bất thường của cơ thể khi ăn một lượng lớn protein trong hải sản. Các triệu chứng này không phụ thuộc vào chế độ ăn uống mà phụ thuộc vào độ nhạy cảm của cơ thể.
- Lượng protein bổ dưỡng trong hải sản đôi khi khác lạ với cơ thể, hệ thống miễn dịch coi đó là chất có hại gây nên phản ứng dị ứng để bảo vệ cơ thể.
- Lượng protein trong hải sản là một kháng nguyên không hoàn chỉnh kết hợp với nhóm kháng nguyên quyết định của cơ thể, gây ra các triệu chứng dị ứng.
- Một số loại hải sản có vỏ chứa hợp chất histamine gây dị ứng khi đi vào cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị ngộ độc histamine.
Biểu hiện khi dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản có biểu hiện bằng nhiều triệu chứng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Histamine và các hóa chất tiết ra từ hải sản có thể gây ra các triệu chứng dị ứng sau:
- Biểu hiện ngoài da thường gặp là nổi mẩn đỏ, sưng môi, mặt, phát ban, ngứa ran hoặc chàm,…
- Biểu hiện thần kinh là nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu, hôn mê.
- Biểu hiện tổn thương niêm mạc: Phù niêm mạc mắt, mũi,…
- Biểu hiện hô hấp: Sổ mũi, thở khò khè hoặc co thắt thanh quản.
- Biểu hiện tiêu hóa: Đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn,…
Đặc biệt nếu có các triệu chứng đột ngột như da xanh xao, tím tái, tụt huyết áp hãy đưa người bị đến trung tâm y tế kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu tuỳ thuộc vào mức độ và cơ địa của từng người
Mức độ nguy hiểm khi bị dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với protein trong một số loại hải sản. Điều này khá phổ biến và thường dễ xảy ra với đối tượng có cơ địa dị ứng thực phẩm. Những người bị tình trạng này có thể bị dị ứng với nhiều loại thực phẩm như cua, tôm, cá, mực, sò,… Trong trường hợp dị ứng nhẹ, người bệnh thường chỉ cảm thấy ngứa và cảm giác khó chịu trên da và triệu chứng tự biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, dị ứng hải sản nặng có thể gây ra nôn mửa, nghẹt thở, khó thở, chóng mặt, sưng môi hoặc mặt, sốc phản vệ, suy hô hấp, trụy tim. Những triệu chứng này gây nguy hiểm cho tính mạng nên cần cấp cứu gấp.
Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng dị ứng mà có thể kéo dài vài giờ hoặc 2 – 3 ngày. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể kéo dài trên 3 ngày, lúc này cần được can thiệp y tế ngay.
Thời gian phục hồi sau dị ứng hải sản phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và sức đề kháng của từng bệnh nhân. Ngoài ra, các phương pháp điều trị và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của người bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian lành bệnh.
Cách xử lý khi bị dị ứng hải sản tránh nguy hiểm tính mạng
Nếu bạn dị ứng với hải sản, cần lưu ý một số điều sau:
- Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loài hải sản nào, tốt nhất là không ăn hoặc nếu đã ăn thì nên ngừng ăn ngay lập tức.
- Khi bị dị ứng hải sản, đầu tiên là kích thích gây nôn lại để nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể những thành phần gây dị ứng.
- Trong trường hợp có các triệu chứng dị ứng nhẹ đến trung bình, bạn có thể pha một ít mật ong nguyên chất với nước ấm. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, chống dị ứng hiệu quả. Hoặc nước chanh ấm, tình trạng dị ứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
- Nếu bạn gặp các triệu chứng về da như phát ban đỏ, sưng tấy trên da hoặc tiêu chảy thì cắt vài lát gừng pha với nước ấm để uống.
Nếu dị ứng hải sản nhẹ đến vừa bạn có thể pha nước mật ong ấm để giảm ngứa
- Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày từ 1.5 lít đến 2 lít nước để thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm các triệu chứng dị ứng.
- Với triệu chứng dị ứng da từ nhẹ đến trung bình, bạn chỉ cần sử dụng các loại kem bôi có chứa menthol, phenol, kẽm sulfat. Kết hợp uống thuốc kháng histamin như phenergan, cetirizin, chlorpheniramin, loratadin,… để giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa.
- Trường hợp dị ứng hải sản bị ngứa, phát ban bạn không nên gãi hoặc chà xát mạnh sẽ làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
- Trong trường hợp có biểu hiện dị ứng nặng, người thân nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được dùng các loại thuốc chống dị ứng phù hợp.
- Không dùng thuốc chống dị ứng một cách bừa bãi mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Những trường hợp nặng cần kết hợp dùng thuốc kháng histamin hoặc tiêm, truyền nước theo chỉ định để giảm nhanh các triệu chứng dị ứng.
Lưu ý khi ăn hải sản để đảm bảo an toàn
Không ăn hải sản với thực phẩm tính hàn
Không ăn hải sản với các thức ăn có tính hàn như rau muống, dưa chua hoặc trái cây như lê và dưa hấu. Sự kết hợp này có thể gây đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.
Không ăn hải sản ở vùng thuỷ triều đỏ
Ở vùng này, hải sản có thể mang theo tảo độc gây ngộ độc nặng. Đặc biệt với những loại hải sản bạn chưa từng ăn nên thử từng chút một để xem phản ứng.
Không nên ăn hải sản sống
Không nên ăn tôm, mực hay các loại cá biển sống hay nấu tái, chưa chín. Hải sản càng để lâu thì lượng histamine càng lớn, dễ bị ngộ độc.
Hải sản để lâu thì càng dễ bị ngộ độc
Không kết hợp ăn hải sản với vitamin C
Một lượng lớn asen pentavenlent trong hải sản khi kết hợp với vitamin C sẽ biến chất và dẫn đến ngộ độc thạch tín cấp tính. Nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng.
Cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại hải sản
Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên nguy cơ ngộ độc cũng khá cao. Ba mẹ nên tập cho trẻ ăn hải sản từng chút một để đảm bảo an toàn.
Chọn hải sản chất lượng
Tránh mua hải sản từ các nhà hàng hoặc chợ hải sản không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các loại hải sản lạ. Cẩn thận xem kỹ thành phần của các loại thực phẩm đóng hộp có được chế biến từ hải sản không.
Hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng đây cũng là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng cho nhiều người. Dị ứng hải sản có thể là hiện tượng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý kịp thời. Hy vọng những kiến thức ở trên sẽ giúp bạn biết cách bổ sung dinh dưỡng từ hải sản từ đó bạn không cần băn khoăn dị ứng hải sản bao lâu thì hết. Các triệu chứng sẽ biến mất rất nhanh nếu bạn phòng tránh tốt hoặc xử lý kịp thời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
- Dị ứng thời tiết mùa hè: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- 10 dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị tăng động mà các phụ huynh cần biết
- Mắt bị mờ sau khi đau mắt đỏ là do đâu và cách phòng tránh
- Cho trẻ bú đêm: Lợi ích và những lời khuyên
- NHÀ CÓ CON NHỎ, ĐỊNH NUÔI CHÓ, MÈO THÌ HÃY NGHĨ LẠI.
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...