Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi?
Những người có cơ địa dễ bị dị ứng thường rất lo lắng khi tiếp xúc với tác nhân mới lạ, nhất là khi dùng thuốc mới, trong đó thuốc kháng sinh là loại thuốc dễ gây dị ứng nhất. Một vấn đề thường được quan tâm đến là nếu bị dị ứng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh bao lâu thì sẽ khỏi và làm sao để phòng tránh tình trạng này?
Dị ứng thuốc kháng sinh xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức dẫn đến việc gây hại cho cơ thể khi sử dụng hoặc tiếp xúc với các loại thuốc này. Vậy dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi? Cách điều trị như thế nào? Và làm sao để phòng tránh chúng? Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những vấn đề này.
Những điều cần biết về thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là gì?
Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật tìm thấy trong tự nhiên (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng trong việc tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì nếu sử dụng chúng không đúng chỉ định không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu về cả tỷ lệ mắc bệnh lẫn tỷ lệ tử vong.
Thuốc kháng sinh một loại thuốc đặc biệt dễ gây dị ứng
Tác dụng của thuốc kháng sinh
Trong cơ thể, hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật gây hại. Nhận thấy có sự xuất hiện của các tác nhân lạ, các tế bào bạch cầu (WBC) sẽ tấn công chúng khiến chúng không thể phát triển và gây hại cho cơ thể. Nhưng khi số lượng các vi khuẩn gây hại quá lớn, hệ thống miễn dịch không thể chống lại thì việc sử dụng các loại kháng sinh là điều vô cùng cần thiết.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc dùng để chống lại một số bệnh nhiễm trùng và có thể cứu sống tính mạng con người khi được sử dụng đúng cách. Nó có tác dụng mạnh mẽ trong việc tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn khác.
Dị ứng thuốc kháng sinh
Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?
Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức, gây ra tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe khi bệnh nhân sử dụng hoặc tiếp xúc với thuốc. Quá trình này còn được hiểu là sự kết hợp của các dị nguyên với các lympho tế bào mẫn cảm hoặc các kháng thể dị ứng đã bị mẫn cảm trước đó.
Tình trạng dị ứng nặng hay nhẹ tùy vào mức độ nhạy cảm của cơ thể chứ không phụ thuộc vào liều dùng nhiều hay ít mà. Đồng thời nó còn có tính mẫn cảm chéo. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng khá đặc trưng, dễ nhận thấy nhất là tình trạng ngứa, đỏ da. Nếu đã từng bị dị ứng, sau đó vẫn tiếp tục sử dụng lại các loại thuốc kháng sinh gây ra dị ứng thì có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn, thời gian xảy ra trình trạng dị ứng thuốc kháng sinh cũng sẽ kéo dài, thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân.
Những dấu hiệu và triệu chứng của hiện tượng dị ứng thuốc kháng sinh
Thông thường, các dấu hiệu dị ứng sẽ xuất hiện sau khi đã sử dụng thuốc khoảng 1 giờ đồng hồ. Nhưng có trường hợp phải sau khoảng vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần sử dụng thuốc thì các biểu hiện dị ứng mới xuất hiện. Các triệu chứng dị ứng mà bệnh nhân thể gặp phải bao gồm:
-
Ngứa, phát ban da và nổi mề đay;
-
Sốt;
-
Sưng;
-
Khó thở, thở khò khè;
-
Sổ mũi, chảy nước mắt;
-
Sốc phản vệ.
Dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi?
Trong đó, sốc phản vệ tuy là một phản ứng dị ứng vô cùng nguy hiểm. Nó làm rối loạn chức năng của toàn bộ cơ thể và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nếu như không được cấp cứu kịp thời. Các biểu hiện của sốc phản vệ gồm:
-
Buồn nôn hoặc đau quặn bụng;
-
Co thắt đường thở, cổ họng gây khó thở;
-
Nôn, tiêu chảy;
-
Hạ huyết áp;
-
Mạch đập nhanh, nhỏ khó bắt;
-
Cảm thấy bồn chồn, hoảng hốt;
-
Bị mất ý thức.
Nguyên nhân gây dị ứng thuốc kháng sinh
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc kháng sinh là:
-
Do cơ địa nhạy cảm với những thành phần có trong thuốc kháng sinh.
-
Yếu tố di truyền (tiền sử gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng).
-
Hệ miễn dịch suy yếu.
Những người từng có tiền sử bị dị ứng sẽ có khả năng dị ứng cao hơn khi sử dụng thuốc kháng sinh như:
-
Dị ứng thời tiết;
-
Dị ứng thức ăn;
-
Hen phế quản;
-
Viêm mũi dị ứng;
-
Đặc biệt là người bị dị ứng với thuốc…
Việc sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng quá liều cho phép, dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc, dùng thuốc trong thời gian kéo dài hay việc kết hợp nhiều loại thuốc một lần mà không biết chúng có những tương tác gây hại, những tương tác lẫn nhau này cũng dễ gây dị ứng thuốc.
Dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi?
Các triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh thường sẽ xuất hiện ngay sau khi sử dụng thuốc nhưng đôi khi cần một khoảng thời gian để hệ thống miễn dịch phản ứng với thuốc. Và các triệu chứng dị ứng này sẽ được cải thiện từ từ ngay sau khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, một vài triệu chứng chẳng hạn như mề đay, mẩn ngứa có thể kéo dài trong khoảng 10 ngày. Thông thường tình trạng nổi mề đay khi dị ứng thuốc kháng sinh sẽ mất khoảng 12 – 13 ngày để cải thiện. Ngoài ra, nếu tình trạng mề đay do dị ứng thuốc nghiêm trọng, người bệnh có thể mất từ 2 – 4 tuần để cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp phản ứng dị ứng với thuốc chuyển thành mạn tính, các triệu chứng có thể kéo dài đến 6 tuần hoặc lâu hơn.
Do đó, rất khó để có thể xác định chính xác dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng dị ứng sẽ được cải thiện dần dần sau khi người bệnh bắt đầu ngưng dùng thuốc. Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng dị ứng để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nếu các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và có các biện pháp xử lý phù hợp.
Cách xử trí khi bị dị ứng thuốc kháng sinh
Không chỉ khi bị dị ứng thuốc mà khi bị dị ứng bất cứ loại thực phẩm hoặc chất nào, bệnh nhân cũng không được chủ quan. Nhanh chóng gọi đến các trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt là khi thấy xuất hiện các triệu chứng sốc phản vệ như:
-
Cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè;
-
Khó nói, khàn tiếng;
-
Nhận thấy đường thở hoặc cơ thắt trong cổ họng dần bị đóng lại;
-
Cổ họng, môi, lưỡi bị sưng;
-
Tim đập nhanh, loạn nhịp;
-
Mất ý thức;
-
Cơ thể bồn chồn, khó thở;
-
Đau bụng, buồn nôn và nôn.
Song song với đó, hãy thực hiện các bước xử lý tiếp theo sau:
-
Ngưng ngay việc sử dụng các loại kháng sinh gây hoặc nghi ngờ gây dị ứng.
-
Dùng thuốc epinephrine tự động tiêm ngay vào phần bắp đùi phía ngoài của bệnh nhân, nếu cần thiết có thể chích qua quần áo.
-
Đặt người bệnh nằm ngửa, tư thế đầu thấp, chân cao. Trường hợp bị buồn nôn muốc ói nên thay đổi tư thế cho người bệnh. Hãy để người bệnh nằm nghiêng sang một bên chứ không được ngồi hoặc đứng dậy.
-
Không để bệnh nhân ở một mình.
-
Nếu đã tiêm epinephrine lần 1 mà các triệu chứng bệnh không đỡ hoặc có dấu hiệu trầm trọng hơn, có thể tiêm epinephrine lần thứ 2. Liều tiêm thứ 2 cách phải liều tiêm thứ 1 ít nhất là 5 phút.
Cách dùng Epinephrine tự động
Sau khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý và cấp cứu cho bệnh nhân thông qua các bước sau:
-
Tuyệt đối không để bệnh nhân tiếp xúc với các loại thuốc đã gây nên hiện tượng dị ứng cho bản thân họ và hạn chế sử dụng các loại thuốc khác cùng nhóm.
-
Có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng thuốc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2 như cetirizin, fexofenadin, astemisol, loratadin…
-
Trường hợp bị dị ứng thuốc nặng hơn có thể kết hợp với các thuốc corticoid như prednisolon, methylprednisolon tiêm truyền.
-
Đồng thời cũng nên phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
-
Trong một số trường hợp cần bù nước và chất điện giải, kể cả thuốc lợi tiểu.
-
Nếu bệnh nhân có hiện tượng bội nhiễm có thể sử dụng thêm kháng sinh, nên lựa chọn loại kháng sinh thích hợp và bảo đảm sử dụng hợp lý, an toàn tránh làm nặng thêm tình trạng dị ứng.
-
Để phòng ngừa sốc phản vệ có thể xảy ra, cần chú ý và xử trí kịp thời các trường hợp bị đỏ da, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell.
Phòng ngừa nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh
Dị ứng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để tránh bị dị ứng và không cần phải luôn đặt câu hỏi tình trạng dị ứng này của mình bao lâu sẽ hết. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh mà các bạn có thể tham khảo:
-
Tuyệt đối không sử dụng lại các loại thuốc kháng sinh gây ra dị ứng hoặc nghi ngờ gây ra trường hợp dị ứng.
-
Không sử dụng các thực phẩm gây dị ứng để tránh nguy cơ bị sốc phản vệ.
-
Trước khi dùng kháng sinh, cần thông báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế về tất cả các loại thuốc mà bản thân đang sử dụng. Đặc biệt là những loại thuốc hoặc các chất đã từng gây dị ứng.
-
Có thể sử dụng vòng đeo tay chuyên biệt để giúp các nhân viên y tế nắm được tình trạng dị ứng của bạn.
-
Nếu là một người có cơ địa khá nhạy cảm, mang theo epinephrine bên mình là điều nên làm. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng ống tiêm và thiết bị bơm epinephrine tự động. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cho bản thân khi chưa tìm được sự trợ giúp từ nhân viên y tế.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề dị ứng thuốc kháng sinh. Nếu bạn là người có cơ địa dễ bị dị ứng thì không nên tự sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định từ bác sĩ. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn.
DS Hoàng Oanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...