Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?
Dị ứng thuốc tây là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi những phản ứng dị ứng khi sử dụng thuốc tây. Một số trường hợp dị ứng thuốc tây nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Trong Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin của Bộ Y tế ban hành quy định rõ về các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng, các đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng và các trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng. Vậy dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Tìm hiểu chung
Vắc xin là gì?
Vacxin là chế phẩm sinh học, để phòng bệnh truyền nhiễm, được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc-xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Có 2 loại vacxin:
-
Vacxin nhược độc: Mầm bệnh bị làm yếu đi.
-
Vacxin chết: Mầm bệnh bị giết chết.
Tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin, sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch.
Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất, hiện nay đã có khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm có thể phòng bệnh bằng vắc xin. Bằng việc tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Việt Nam đã đạt được các kết quả như thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005 nhờ thành công của tiêm chủng mở rộng. So sánh giữa năm 1985, năm bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng và năm 2009, tỷ lệ mắc Ho gà giảm 543 lần, Bạch hầu giảm 433 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 69 lần…
Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?
Các trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng
-
Người có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước như: Sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
-
Người có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, …).
-
Người bị suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
-
Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Các trường hợp tạm hoãn trong tiêm chủng
-
Người bị mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
-
Người sốt ≥ 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách).
-
Người mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
-
Người đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
-
Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2 kg.
-
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Một số lưu ý trước khi tiêm chủng
-
Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến sức khỏe. Nếu người đi tiêm đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, tiền sử dị ứng thuốc,… thì người đi tiêm cần xuất trình bằng chứng để chứng minh mình có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.
-
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người đi tiêm không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.
-
Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng.
-
Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroid ngay trước khi tiêm vắc xin vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.
-
Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin gây ra.
-
Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng.
-
Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).
-
Nên tiêm vào cánh tay không thuận, thường sẽ tiêm vào tay trái.
-
Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Dị ứng thuốc tây
Dị ứng thuốc là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của bạn với bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể. Bất kỳ loại thuốc nào – không kê đơn, kê đơn hoặc thảo dược – đều có khả năng gây dị ứng thuốc. Tuy nhiên, dị ứng thuốc có nhiều khả năng xảy ra hơn với một số loại thuốc.
Tùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với các loại thuốc khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thuốc nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc. Các phản ứng khác, đặc biệt là phát ban, có thể xảy ra vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Bên cạnh đó, dị ứng thuốc tây có thể gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh (như sốc phản vệ).
Dị ứng thuốc đôi khi bị nhầm lẫn với một số tác dụng phụ của thuốc do dấu hiệu, triệu chứng tương tự nhau. Dị ứng thuốc cũng khác với ngộ độc thuốc do dùng thuốc quá liều.
Dị ứng thuốc tây là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch
Cách xử trí khi bị dị ứng thuốc tây?
Để điều trị dị ứng thuốc, nhân viên y tế thường dùng các loại thuốc kháng histamin (để làm giảm sự ngứa da, nổi mẩn), thoa corticosteroid vào da, các thuốc giãn phế quản để hạn chế những triệu chứng giống suyễn, tiêm epinephrine (adrenaline) để trị shock phản vệ.
Hiện tại không có cách gì để ngăn ngừa dị ứng thuốc tây, nếu bạn biết rằng bạn bị dị ứng với một loại thuốc nào đó thì cách tốt nhất để ngăn ngừa sự dị ứng thuốc tây là:
-
Tránh các chất gây dị ứng;
-
Mang theo bút tiêm epinephrine bên mình để dùng trong trường hợp khẩn cấp;
-
Dùng prednisone hay các thuốc kháng histamin khi xảy ra dị ứng;
-
Thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc tây mà bạn dị ứng khi đi khám bệnh.
Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?
Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin của Bộ Y tế, trong các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng nêu trên không có trường hợp dị ứng thuốc tây. Vì vậy những người có tiền sử bị dị ứng thuốc tây (dù dị ứng nhẹ hay dị ứng nghiêm trọng) đều có thể được chỉ định tiêm vắc xin nếu tình trạng bệnh dị ứng cũ đã ổn định.
Dị ứng thuốc tây vẫn có thể tiêm vắc xin
Tuy nhiên, như khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn trước khi chỉ định tiêm vaccine cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng cần khai báo kỹ về tình trạng dị ứng để bác sĩ tiêm chủng cân nhắc việc có nên tiêm vắc xin hay không và nếu tiêm thì có kế hoạch theo dõi như thế nào trước khi chỉ định tiêm.
Phản ứng quá mẫn nhanh và dị ứng nặng có thể xảy ra ngay sau chích hay trong vòng 4 tiếng sau chích với các triệu chứng như phát ban, mày đay, phù người, khò khè, khó thở.
Vì vậy, để theo dõi và được xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra, tất cả các trường hợp tiêm vắc xin đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm. Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút.
Do đó bạn nên thành thật khai báo tình trạng dị ứng thuốc tây khi sàng lọc trước tiêm vắc xin để được loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất.
Thu Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung canxi?
KNNC Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung thêm canxi không là vấn...
LỰA CHỌN KEM CHỐNG NẮNG NÀO TỐT CHO TRẺ
KNNC Hè gõ cửa rồi. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình rục...
NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN MẸ CẦN DẠY CHO TRẺ
KNNC Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh giai đoạn chuyển mùa như hiện...
Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ? (phần 2)
KNNC Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ?...
Khi nào nên và không nên dùng kháng sinh cho trẻ?
KNNC Vấn đề cơ bản của rất nhiều bà mẹ Việt Nam đó là không...
4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu
KNNC 4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu, 4...