Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Liên quan đến vấn đề tiêu hoá ở trẻ, Dược sĩ Trương Minh Đạt, Giám đốc Trung tâm Sức khoẻ Nhi khoa Century, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y dược nhấn mạnh một số ý chính cha mẹ cần nắm rõ khi chăm sóc tiêu hoá cho trẻ.
Các cha mẹ rất chú ý đến ăn uống, cân nặng, chiều cao, miễn dịch và phát triển não bộ nhưng rất ít bố mẹ quan tâm đến tiêu hoá của con, trừ những phụ huynh mà có con rối loạn tiêu hoá, hoặc ăn được mà không tăng cân, mới vội vàng đi tìm giải pháp. Trong khi đó, tiêu hóa tốt mới là tiền đề tạo ra miễn dịch khỏe, trí tuệ minh mẫn, thể chất cao lớn thì không mấy phụ huynh để ý.
Có gia đình vì muốn con bụ bẫm, cứng cáp mà bé 3 tháng tuổi đã được cho ăn dặm. Có nhà thì vì thấy con ăn chậm, nên đến tuổi ăn cơm vẫn cho ăn cháo. Có bạn thì con từ bé đến lớn chỉ cho ăn cháo dinh dưỡng vì “con em ăn ít nên mua ngoài cho nhanh”, khiến bé ăn không đúng cấu trúc thức ăn của độ tuổi.
Nhiều trường hợp thì cha mẹ làm khổ tiêu hoá của con vì ép ăn, vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa điện thoại…
Ngoài những lỗi tưởng như vô hại thế này, thêm vào đó là mỗi khi con ốm, nhiều gia đình lại lạm dụng kháng sinh, lạm dụng kháng viêm, corticoid … làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé, bên cạnh đó là vấn đề thực phẩm bẩn, “giàu” chất bảo quản và dư lượng kháng sinh trong đồ ăn luôn vượt quá mức cho phép.
Hệ tiêu hóa không chỉ là “Nguồn sống” cung cấp “tinh chất” cho não bộ phát triển, cho xương chắc khỏe, bé cao lớn khỏe mạnh mà còn giúp hệ miễn dịch của bé phát triển mạnh mẽ, trẻ ít ốm hơn. Dưới niêm mạc đường tiêu hóa có các tổ chức Lympho dày đặc, tổ chức Lympho là nơi biệt hóa tế bào Lympho B để tạo ra kháng thể (IgA, IgE, Ig M…), vì vậy hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cho sức đề kháng của bé mạnh mẽ hơn.
Có muôn vàn yếu tố đang tấn công hệ tiêu hoá của con nhưng chúng ta vẫn thờ ơ với việc chăm sóc hệ tiêu hoá.
Dưới đây là một số nguyên tắc giữ cho hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh:
- Ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Không nêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Thay đổi cấu trúc thức ăn, và độ đặc loãng theo đúng giai đoạn.
- Dạy con ăn chậm, nhai kỹ ngay từ bé.
- Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.
- Tuyệt đối không ép con ăn. Luôn giữ tinh thần vui vẻ trong giờ ăn.
- Hướng dẫn con khi buồn đi vệ sinh thì nên đi luôn, không nên nhịn đi cầu, bởi chất thải tích tụ càng lâu càng dễ gây bệnh.
- Ăn nhiều rau củ quả, tăng cường chất xơ.
- Bổ sung thêm lợi khuẩn qua sữa chua, men vi sinh cho bé mỗi ngày. Nên sử dụng các loại men vi sinh bao kép để tỷ lệ sống của lợi khuẩn cao.
- Không lạm dụng thuốc, đặc biệt thuốc kháng sinh mà không có kê đơn của bác sĩ.
Sau sinh da nám và sạm hơn nên tích cực chăm sóc da. Da phải tiếp xúc với khói bụi, phấn nền, phải trang điểm, bị lão hoá dưới ánh nắng mặt trời. Để bảo vệ da, các chị em ra ngoài là kem chống nắng, bao bọc cẩn thận. Về nhà, thì tẩy trang, đắp mặt nạ dưa leo, cà chua, sữa chua, bôi kem dưỡng ẩm, dưỡng trắng, chống lão hoá…
So với da mặt chúng ta, hệ tiêu hoá của bé non nớt và dễ tổn thương hơn rất nhiều. Sự thực những hãng sữa công thức, nhà sản xuất phải nghiên cứu khả năng tiêu hoá của bé theo từng giai đoạn, để sản xuất sữa cho bé trong những giai đoạn phát triển khác nhau nhưu: sữa cho trẻ dưới 6 tháng, từ 6 – 9 tháng, từ 9 – 12 tháng, 1- 3 tuổi và trên 3 tuổi. Qua đó chúng ta thấy rằng tiêu hoá của bé nhạy cảm thế nào.
Ngày nào hệ tiêu hoá cũng phải làm việc liên tục/miệt mài với đủ loại thức ăn, chưa kể những đồ không có lợi như bim bim, bánh kẹo, đồ ăn nhanh… Ngày nào cũng bị ép ăn, rồi hàng tháng được “bảo trì” đều đặn bởi kháng sinh, kháng viêm… Vậy tại sao chúng ta lại chủ quan với hệ tiêu hoá của con?
Muốn con cao lớn, thông minh, chăm sóc hệ tiêu hoá là bắt buộc, giống như cái cây muốn xanh tốt thì bộ rễ phải khoẻ. Đừng chờ đến khi con rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, suy dinh dưỡng rồi mới cuống cuồng chạy chữa. Hãy chăm sóc hệ tiêu hoá của bé hàng ngày như chăm sóc da mặt phụ nữ, chị em quan tâm nhan sắc của mình như thế nào thì cũng nên đối xử công bằng như vậy với hệ tiêu hóa của con.
(Theo Gia đình mới)
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...