Khi nào dùng thuốc chống co thắt cho trẻ em

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

KNNC

Bài viết này có gì?

Thuốc chống co thắt cho trẻ em là thuốc dùng theo đơn, hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Có nhiều loại chống co thắt cho trẻ em khác nhau, dùng trong các trường hợp khác nhau như: Thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em, thuốc chống co thắt phế quản cho trẻ em…

Trong cơ thể người có 3 nhóm cơ và cơ trơn là nhóm cơ quan trọng bao quanh các tạng rỗng/ ống dẫn trong cơ thể như:

  • Dạ dày;
  • Bàng quang;
  • Đường dẫn khí trong phổi;
  • Phế quản;
  • Tiểu phế quản;

Sự co thắt của cơ trơn thường không theo chủ đích và bạn cũng không thể điều khiển được hoạt động co thắt này.

Thuốc chống co thắt ở trẻ nhỏ là nhóm thuốc riêng biệt được sử dụng với mục đích giảm các cơn đau khi co thắt, giảm sự co thắt ở nhóm cơ trơn nào đó khi nó đang gặp vấn đề.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc chống co thắt cho trẻ nhỏ có thể gây ra các tác dụng phụ. Đối tượng sử dụng là trẻ em, chưa thể nhận biết được các bất thường như người lớn. Vì thế, khi dùng cần phải có sự kết hợp theo dõi của người lớn để phát hiện các bất thường này.

Thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em là nhóm thuốc có công dụng làm giãn các cơ trơn, dùng trong điều trị các triệu chứng đau liên quan đến:

  • Co thắt đường tiêu hoá;
  • Co thắt đường mật;
  • Co thắt đường tiết niệu;

Một số loại thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn phải kể đến như:

Buscopan:

Thuốc Buscopan có công dụng tạo ra các tác động chống co thắt lên cơ trơn dạ dày, mật, sinh dục – tiết niệu… Dùng trong các bệnh lý như:

Thuốc này không dùng cho các đối tượng bị:

  • Nhược cơ;
  • To đại tràng;
  • Các bệnh di truyền hiếm gặp;

Sử dụng thuốc chống co thắt Buscopan phải cho chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em này chỉ dành cho trẻ từ 6 tuổi.

Atropin:

Atropin là alcaloid kháng muscarin, – hợp chất amin bậc 3. Thuốc có công dụng trên hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Atropin có khả năng ức chế cạnh tranh với acetylcholin ở các thụ thể muscarin của các bộ phận thuộc sự chi phối của hệ phó giao cảm. Ngoài ra, nó cũng ức chế tác dụng của acetylcholin ở cơ trơn.

Do đó, thuốc Atropin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm. Atropin – thuốc chống co thắt cơ trơn có công dụng ức chế lên hệ thần kinh giao cảm với các đối tượng như:

  • Rối loạn tiêu hoá;
  • Loét dạ dày;
  • Ruột kích thích;
  • Tiêu chảy cấp/mạn do nhu động ruột;
  • Đau co thắt đường mật;
  • Đau quặn thận;

Ngoài ra, thuốc Atropin còn được chỉ định trong các cơn co thắt phế quản. hay thuốc chống co thắt phế quản trẻ em trên 6 tuổi.

Papaverin:

Papaverin thuộc nhóm có công dụng hướng cơ. Thuốc Papaverin thường được chỉ định cho các đối tượng gặp phải các cơn đau như:

  • Đau quặn thận, mật;
  • Co thắt mạch máu não;
  • Co thắt do nhu động ruột;

Papaverin cũng là co thắt phế quản do hen, cơn đau thắt ngực…. Thuốc chống co thắt phế quản trẻ em Papaverin cần được sử dụng theo chỉ định, chú ý về liều dùng, cách dùng để đảm bảo an toàn.

Spasmaverine:

Thuốc chống co thắt Spasmaverine được dùng trong các trường hợp gặp các cơn đau co thắt ở đường tiêu hoá, đường mật, sinh dục – tiết niệu.

Thuốc chống co thắt cho trẻ em được dùng trong các trường hợp gặp phải các cơn co thắt như co thắt do hen phế quản, co thắt do các bệnh lý ở đường tiêu hoá, mật… Thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em hay thuốc co thắt phế quản trẻ em hay bất cứ trường hợp co thắt nào, khi dùng phải có chỉ định.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc chống co thắt cho trẻ em như:

  • Tim đập nhanh;
  • Khô miệng;
  • Rối loạn bài tiết mồ hôi;
  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Chán ăn;

Thuốc chống co thắt cho trẻ em khi dùng đặc biệt phải thận trọng. Dùng thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em phải có sự hướng dẫn, chỉ định bởi bác sĩ, theo dõi bởi người lớn. Nếu có băn khoăn nào khác khi dùng thuốc chống co thắt cho trẻ em hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!