Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Khi nhắc đến trò chơi điện tử, phần lớn các bậc cha mẹ đều nghĩ đến khía cạnh tiêu cực mà quên mất rằng, nếu chơi có kiểm soát, những trò chơi này có thể kích thích khả năng sáng tạo và dạy trẻ rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Cùng với sự phát triển của công nghệ, trò chơi điện tử cũng ngày một đa dạng, phong phú, phục vụ cho nhiều mục đích. Có những trò chơi giúp giải trí, thư giãn, trong khi một số khác lại rất tốt cho việc học và sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Bạn đã hiểu hết về những lợi ích cũng như tác hại của trò chơi điện tử hay chỉ đang nghiêng về một phía? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của KNNC, biết đâu bạn sẽ có cái nhìn mới về vấn đề này đấy.
Có nên cho trẻ chơi game không?
Có nên cho con chơi game? Trẻ em có nên chơi game không? Đây có lẽ là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Bởi trong thời đại ngày nay, rất khó để ngăn trẻ không dùng điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Tuy nhiên, trò chơi điện tử hay game điện tử không phải lúc nào cũng có hại, thậm chí, nếu cho trẻ chơi có kiểm soát, lợi ích của trò chơi điện tử còn có thể làm cho bạn bất ngờ:
Trò chơi điện tử giúp trẻ kết bạn và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
Các trò chơi điện tử nhiều người chơi hiện rất phổ biến. Các trò chơi này được chơi trực tuyến và có sự tham gia của nhiều người đến từ nhiều vùng miền, nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Điều này sẽ khuyến khích trẻ kết bạn và xây dựng các kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc theo nhóm để cùng nhau nghĩ cách giải quyết các nhiệm vụ trong trò chơi.
Rèn luyện khả năng ra quyết định
Phần lớn các trò chơi đều có nhịp độ nhanh và yêu cầu người chơi đưa ra quyết định trong một khoảng thời gian ngắn. Chính điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phán đoán, phân tích để đưa ra giải pháp chính xác trong các trường hợp cụ thể. Kỹ năng này sẽ cực kỳ cần thiết nếu trong tương lai, trẻ có ý định theo đuổi công việc trong các lĩnh vực như thể thao hoặc y học, những công việc cần sự quyết đoán với các quyết định chính xác được đưa ra dưới rất nhiều áp lực.
Trò chơi giúp tăng khả năng sáng tạo
Một công trình nghiên cứu được thực hiện trên 500 trẻ em do Đại học bang Michigan (Hoa Kỳ) công bố vào năm 2011 đã chứng minh việc chơi game sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng sáng tạo của trẻ nhỏ. Thống kê này cũng cho thấy chính những nhiệm vụ, hướng dẫn… trong game đã kích thích các bé phải tự tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra cách giải quyết, từ đó thúc đẩy khả năng tư duy của não bộ.
4. Tăng khả năng phối hợp giữa tay và mắt
Đã có những nghiên cứu cho thấy trò chơi điện tử, nhất là những trò chơi nhập vai có các pha hành động có thể giúp cải thiện khả năng phản xạ của người chơi. Việc phải xử lý các tình huống đòi hỏi sự chính xác cũng như nhanh nhạy trong game điện tử sẽ giúp cho khả năng phối hợp giữa tay và mắt của trẻ trở nên tốt hơn. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng để xử lý những trường hợp cần phản xạ cực nhanh trong cuộc sống thực tế. Không những vậy, nó còn tạo ra được tác động tích cực khi chơi các môn thể thao ngoài trời.
5. Kích thích các hoạt động của não bộ
Trong quá trình chơi game, một kỹ năng nhất định sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho não bắt đầu tạo ra các đường dẫn truyền thần kinh mới để tối ưu hóa chức năng của mình. Không những vậy, sự tập trung cao độ khi chơi game còn giúp não rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề nhanh, từ đó khả năng nhận thức của trẻ cũng cao hơn hẳn so với những đứa trẻ khác.
Cho trẻ chơi game như thế nào là đúng cách?
Đối với trẻ nhỏ, trò chơi điện tử tồn tại nhiều ưu và nhược điểm. Tuy nhiên, là cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát những điều này để trò chơi điện tử mang lại nhiều lợi ích nhất cho trẻ: Không cho bé chơi khi con còn ở độ tuổi mẫu giáo. Trước khi tải một trò chơi nào đó, hãy xem qua đánh giá, giới hạn độ tuổi và những cảnh báo về nội dung mà nhà sản xuất cung cấp Chơi chung với con để bạn và bé có thể thảo luận về các vấn đề của trò chơi Kiểm soát thời gian chơi của trẻ Theo dõi mọi tương tác trực tuyến mà con bạn thực hiện với người lạ và đảm bảo bé không tiết lộ thông tin cá nhân Không để các thiết bị điện tử trong phòng của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm Để bé chơi ở những khu vực mà bạn dễ quan sát Nếu bạn cũng thích chơi game, hãy thực thi các quy tắc tương tự cho chính mình để làm gương cho trẻ Chỉ cho phép con chơi sau khi bé hoàn thành bài tập về nhà và các nhiệm vụ khác Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất hoặc các bộ môn thể thao ngoài trời nhiều hơn.
Tác hại của trò chơi điện tử: Đừng cho trẻ chơi “vô tội vạ”
1. Chơi game quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe
Việc dành nhiều thời gian để chơi game thay vì ra ngoài vận động sẽ khiến khả năng nhận thức của trẻ bị ảnh hưởng, không những vậy trẻ còn có nguy cơ bị béo phì, các cơ và khớp bị suy yếu, bàn tay và ngón tay bị tê. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị suy yếu thị lực.
2. Chơi trò chơi điện tử có thể ảnh hưởng đến việc học
Mê mẩn với các trò chơi điện tử có thể khiến trẻ không quan tâm đến bất kỳ việc gì khác, kể cả việc học ở trường. Trẻ không quan tâm đến việc làm bài tập về nhà, thậm chí còn có thể bỏ học để đi chơi game. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí là cả trí tuệ của trẻ.
3. Tiếp xúc với những điều tiêu cực
Một số trò chơi điện tử trên thị trường hiện nay có thể chứa nhiều cảnh bạo lực, nhân vật ăn mặc hở hang, thô tục, phân biệt chủng tộc, phản cảm và nhiều thứ khác mà trẻ chưa thể nhận ra nếu không có sự hướng dẫn của cha mẹ. Nếu bạn không kiểm soát mà để trẻ chơi trong một thời gian dài, những cảnh tượng này có thể in sâu trong tâm trí và khiến trẻ thực hiện theo.
4. Xa rời xã hội
Các trò chơi trực tuyến có thể kết nối nhiều người nhưng tất cả đều thực hiện qua một thế giới ảo và hầu hết trẻ đều tự chơi một mình với chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh. Nếu trẻ cứ chơi như vậy trong thời gian dài, các kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thực sẽ bị ảnh hưởng. Lâu dần, trẻ sẽ trở nên cô đơn, chỉ thích ở một mình và tương tác qua màn hình. Trẻ sẽ không có bạn bè để chia sẻ, kết quả là nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng cũng ngày một tăng cao.
5. Có hành vi hung hăng
Nội dung bạo lực trong các trò chơi điện tử và sự hài lòng tức thời mà các trò chơi này đem lại có thể khiến những đứa trẻ trở nên thiếu kiên nhẫn và nóng nảy. Khi mọi thứ không đi theo kế hoạch của bản thân, trẻ bắt đầu có những hành vi và suy nghĩ tiêu cực. Việc chơi các trò chơi điện tử không được khuyến khích với trẻ nhỏ vì ánh sáng từ màn hình có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho mắt. Bên cạnh việc cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi điện thử, bạn có thể khuyến khích trẻ đọc sách, tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các bộ môn thể thao mà bé yêu thích.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung canxi?
KNNC Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung thêm canxi không là vấn...
LỰA CHỌN KEM CHỐNG NẮNG NÀO TỐT CHO TRẺ
KNNC Hè gõ cửa rồi. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình rục...
NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN MẸ CẦN DẠY CHO TRẺ
KNNC Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh giai đoạn chuyển mùa như hiện...
Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ? (phần 2)
KNNC Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ?...
Khi nào nên và không nên dùng kháng sinh cho trẻ?
KNNC Vấn đề cơ bản của rất nhiều bà mẹ Việt Nam đó là không...
4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu
KNNC 4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu, 4...