Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Kỹ năng sơ cứu dị ứng ai cũng nên biết
Phản ứng dị ứng có mức độ từ nhẹ đến nặng, nhiều khi xảy ra đột ngột và nhanh chóng tiến tới tình trạng nặng. Bởi vậy, kỹ năng sơ cứu dị ứng cơ bản là một kỹ năng mà ai cũng cần nắm chắc, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Dị ứng (hay còn được gọi là quá mẫn typ I) là một rối loạn của hệ miễn dịch, sinh ra để chống lại những tác nhân lạ tiếp xúc với cơ thể. Có rất nhiều loại nguyên nhân có thể dẫn tới dị ứng và mức độ phản ứng của cơ thể trước tác nhân dị ứng cũng vô cùng đa dạng. Tình trạng dị ứng nhẹ có thể tự biến mất theo thời gian, nhưng dị ứng nặng lại gây ra những hậu quả rất nguy hiểm cho người bệnh, trường hợp nặng nhất là sốc phản vệ gây tử vong trong thời gian ngắn.
Các yếu tố gây dị ứng thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân (hay còn được gọi là dị nguyên) gây ra dị ứng:
Dị ứng môi trường
Các nguyên nhân môi trường làm xuất hiện tình trạng dị ứng có thể kể đến là thời tiết hoặc một số yếu tố ngẫu nhiên tiếp xúc với cơ thể người bệnh như bụi, phấn hoa, nấm mốc, các loại cây độc (cây thường xuân, cây sồi…), lông động vật. Dị ứng môi trường có thể làm xuất hiện các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, da bị kích ứng (nổi mẩn đỏ, ngứa, bong tróc), chảy nước mắt, đỏ mắt. Trong trường hợp nặng hơn, dị ứng môi trường có thể khiến người bị dị ứng cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè.
Hắt hơi, sổ mũi là hai trong số các dấu hiệu dị ứng thường gặp
Dị ứng thức ăn
Một số loại thức ăn gây dị ứng thường gặp là trứng, sữa bò, các loại hạt (vừng, đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân), hải sản (tôm, cua, sò, hến)… Người bị dị ứng thức ăn có thể có các dấu hiệu: Nổi mày đay, kích ứng da, đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy; cảm thấy khó thở và thậm chí là ngạt thở trong trường hợp bị phù khi dị ứng trở nặng.
Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng
Dị ứng do côn trùng đốt
Những loại côn trùng có khả năng gây dị ứng cao là kiến ba khoang, kiến lửa, ong vò vẽ, ong bắp cày, rệp, bọ ve… Trong trường hợp dị ứng nhẹ, một số dấu hiệu có thể nhận thấy tại vị trí bị côn trùng đốt là: Xuất hiện nốt nhỏ, sưng tấy, cảm giác ngứa hoặc đau, nóng rát.
Khi dị ứng trở nặng, có thể xảy ra tình trạng phát ban, ngứa ngáy lan rộng ra khỏi vị trí vết đốt; sưng phù vùng mặt, lưỡi, cổ họng gây khó thở. Thậm chí, dị ứng do côn trùng đốt có thể gây sốc phản vệ với các biểu hiện ban đầu là cảm giác bồn chồn lo lắng, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh nhưng không rõ, huyết áp hạ thấp. Nếu không kịp thời phát hiện và cấp cứu, sốc phản vệ có thể khiến người bệnh tử vong trong thời gian ngắn.
Dị ứng thuốc
Có thể xảy ra phản ứng dị ứng sau khi sử dụng thuốc qua cả đường tiêm và đường uống. Các loại thuốc có khả năng gây dị ứng hay gặp là thuốc kháng sinh, paracetamol, thuốc gây tê, gây mê, vaccine, huyết thanh…
Dị ứng thuốc ở mức độ nhẹ có khả năng khiến da bị kích ứng, nổi mày đay, phát ban. Đối với trường hợp dị ứng thuốc nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, tụt huyết áp, cổ họng có cảm giác bị co thắt gây khó thở hoặc thở khò khè… Đặc biệt, hậu quả nguy hiểm nhất của dị ứng thuốc là sốc phản vệ, có nguy cơ gây tử vong cao.
Cần làm gì để sơ cứu dị ứng?
Tùy vào dị nguyên và mức độ dị ứng, ta có thể đưa ra các phương án sơ cứu khác nhau. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung trong sơ cứu dị ứng, đó là loại bỏ dị nguyên và điều trị hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng. Từ đó, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Trường hợp 1: Sơ cứu dị ứng nhẹ
Ở mức độ dị ứng nhẹ, biểu hiện thường gặp nhất là mẩn đỏ, nổi mày đay, có cảm giác ngứa ngáy. Phương pháp làm giảm tình trạng này phổ biến nhất là chườm lạnh bằng cách dùng khăn vải bọc đá. Tuy nhiên, để tránh khiến vùng da bị bỏng lạnh, không chườm lạnh liên tục trong khoảng thời gian quá dài. Lưu ý, đối với trường hợp dị ứng do lạnh, không nên chườm lạnh mà nên thay bằng chườm ấm.
Sơ cứu dị ứng nhẹ có thể thực hiện tại nhà
Ngoài ra, người bị dị ứng nên mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng khí, không làm từ chất liệu dễ gây kích ứng da; rửa vùng bị nổi mẩn bằng nước sạch và có thể dùng sữa tắm dịu nhẹ để cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể giảm dị ứng bằng cách sử dụng thuốc kháng histamin hoặc giảm ngứa bằng thuốc bôi chuyên dụng.
Tuy nhiên, nếu phản ứng dị ứng kéo dài bất thường, lựa chọn tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương án điều trị dứt điểm, tránh để dị ứng trở nặng.
Trường hợp 2: Dị ứng nặng
Khi có bất kể triệu chứng dị ứng nghiêm trọng nào có khả năng nguy hiểm đến tính mạng, cần ngay lập tức đưa người bệnh về tư thế an toàn và gọi hỗ trợ y tế khẩn cấp. Nếu xuất hiện dấu hiệu sốc phản vệ, cần giữ ấm cho người bệnh và đặt người bệnh ở tư thế nằm đầu thấp, chân kê cao, quay đầu sang một bên để tránh nôn sặc.
Trong phản ứng phản vệ nghiêm trọng, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc adrenalin và corticoid càng nhanh càng tốt để đảm bảo an toàn tính mạng. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào đáng lo lắng, cần lập tức đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
Phòng tránh dị ứng như thế nào?
Sau khi đã từng bị dị ứng, cần xác định rõ dị nguyên để tránh tiếp xúc trong tương lai một lần nữa. Trước khi ăn hay để bất cứ thứ gì lạ tiếp xúc với cơ thể, cần kiểm tra kỹ nguồn gốc, thành phần cấu tạo để đảm bảo không chứa chất gì có khả năng gây dị ứng. Đối với trường hợp dị ứng môi trường, cần tìm biện pháp để che chắn, làm hạn chế sự tiếp xúc của dị nguyên với cơ thể.
Khi đã có tiền sử dị ứng, cần có sẵn thuốc kháng histamin để đề phòng trường hợp dị ứng lần tiếp theo. Ngoài ra, nếu từng bị sốc phản vệ, có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc adrenaline hoặc epinephrine và để sẵn trong tủ thuốc gia đình.
Dự trữ sẵn các loại thuốc chống dị ứng trong tủ thuốc gia đình
Dị ứng là một tình trạng rất hay gặp, cần được sơ cứu một cách nhanh chóng và chính xác, đặc biệt là trường hợp sốc phản vệ. Do vậy, nắm rõ các phương pháp sơ cứu dị ứng là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết, nhất là đối với những người mà bản thân hay gia đình có tiền sử bị dị ứng.
Với những thông tin cơ bản về dị ứng và cách sơ cứu dị ứng trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích. Kính chúc quý đọc giả thật nhiều sức khỏe và bình an trong cuộc sống!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...