Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Làm gì khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ?
Thuốc diệt cỏ có chứa một lượng hoạt chất độc hại, dễ gây ô nhiễm môi trường, độc tính cao với người sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng an toàn để hạn chế bị dị ứng thuốc diệt cỏ, cũng như các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thuốc diệt cỏ.
Các thuốc diệt cỏ phổ biến có hoạt chất từ paraquat, glyphosate đây là những chất rất độc ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và người sử dụng chủ yếu là bà con nông dân. Do đó, cần có những hướng dẫn sử dụng cụ thể đúng cách, tránh tình trạng lạm dụng gây độc hại môi trường, dị ứng thuốc diệt cỏ cũng như thay đổi thói quen sử dụng thuốc diệt cỏ của người dân.
Thuốc diệt cỏ hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa, ở ruột non. Một lượng nhỏ thuốc diệt cỏ khi uống phải sẽ dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Trường hợp tiếp xúc với thuốc diệt cỏ qua da trong thời gian lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương da hoặc các triệu chứng dị ứng thuốc diệt cỏ. Với những đường tiếp xúc khác sẽ gây tổn hại nơi tiếp xúc, ngộ độc hoặc bị dị ứng thuốc diệt cỏ.
Biểu hiện khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ
Khi lạm dụng thuốc diệt cỏ hoặc sử dụng không đúng cách, không trang bị đồ bảo hộ đúng quy chuẩn rất dễ gây ra sự dị ứng thuốc diệt cỏ thậm chí dẫn đến ngộ độc rất nguy hiểm.
Các loại thuốc diệt cỏ đều là những chất kịch độc, không có thuốc giải đặc hiệu, khi chúng vào cơ thể sẽ nhanh chóng gây ra những triệu chứng dị ứng thuốc diệt cỏ làm suy đa tạng, tổn thương các cơ quan tiêu hóa, tổn thương phổi nghiêm trọng không thể hồi phục.
Biểu hiện thông thường khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ là:
- Buồn nôn, nôn, loét niêm mạc, đau rát họng, thực quản, khó khăn khi hô hấp, viêm da dị ứng, long móng.
- Đau bụng, khó thở.
- Tụt huyết áp.
- Tim mạch loạn nhịp dừng đột ngột.
- Đau đầu, sưng phổi, sưng não, hôn mê …
Buồn nôn, nôn là một trong những triệu chứng khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ
Khi một lượng rất nhỏ thuốc diệt cỏ bị nuốt vào cơ thể, rất nhanh chóng sẽ ngộ độc thậm chí tử vong. Nhiều ngày tiếp theo người bệnh có khả năng bị xơ phổi, suy đa tạng dẫn đến tử vong.
Một số triệu chứng nguy hiểm khi nuốt phải thuốc diệt cỏ: Yếu cơ, mất tri giác, co giật, tim nhanh, suy hô hấp, hôn mê …
Cách xử trí khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ
Mặc dù độc tính của thuốc diệt cỏ rất cao nhưng hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc giải độc. Khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ dẫn đến ngộ độc, cần nhanh chóng thải trừ độc tố ra ngoài, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn càng nhanh càng tốt.
Trong 2 giờ đầu sau khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ người bệnh có khả năng cao được cứu sống.
Khi phát hiện người có dấu hiệu bị dị ứng thuốc diệt cỏ bởi đường uống, cần gây nôn càng nhanh càng tốt có thể sử dụng siro ipeca hoặc cho uống nước muối sinh lý kích thích gây nôn, đảm bảo hô hấp thông thoáng sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Trường hợp phát hiện người bị dị ứng thuốc diệt cỏ ở xa cơ sở y tế, sau khi gây nôn cần cho bệnh nhân uống các loại chất làm giảm hấp phụ độc tố như đất sét hoặc đất thường pha với nước uống liền. Than hoạt tính pha với nước và uống. Sau sơ cứu nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất.
Phải tiến hành lọc máu khi bệnh nhân bị dị ứng thuốc diệt cỏ ở mức độ ngộ độc
Phải tiến hành lọc máu khi bệnh nhân bị dị ứng thuốc diệt cỏ ở mức độ ngộ độc.
Khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ qua tiếp xúc da, hoặc văng vào mắt phải rửa liên tục bằng nhiều nước trong ít nhất 15 phút rồi nhanh chóng đứa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục chữa trị, loại bỏ độc tố.
Bệnh nhân sau sơ cứu khi được di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất sẽ được nhân viên y tế sử dụng phác đồ điều trị thích hợp để loại độc chất, ức chế miễn dịch ngăn ngừa xơ phổi đồng thời lọc máu, quy tắc chung vẫn phải càng nhanh càng tốt trong vòng 8 giờ sau khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ. Bệnh nhân sẽ luôn được theo dõi chức năng phổi, xét nghiệm nước tiểu đến khi không còn độc chất mới dừng lọc máu.
Có thể truyền dung dịch bù điện giải tránh cho bệnh nhân bị mất nước, hỗ trợ máy thở khi cần thiết.
Thuốc diệt cỏ có độc tính rất cao, không có thuốc giải độc hay chữa trị đặc hiệu. Mức độ hồi phục chỉ có thể phụ thuộc vào sự nghiêm trọng khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ , thể trạng bệnh nhân, thời gian sơ cứu và đưa đến viện.
Trường hợp may mắn được cứu sống sau khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ, các bệnh nhân thường có di chứng về hô hấp, sức khỏe không thể hồi phục hoàn toàn. Thường gặp nhất là hẹp thực quản khó ăn, khó nuốt.
Phòng tránh dị ứng thuốc diệt cỏ
Bệnh nhân bị dị ứng thuốc diệt cỏ trước khi ngộ độc thường rất tỉnh táo, dần dần suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy đa tạng dẫn đến tử vong trong đau đớn tỉnh táo. Do đó cần nghiêm túc thực hiện quy định về sử dụng và phòng chống thuốc diệt cỏ.
Một số lưu ý để phòng tránh những hậu quả khôn lường khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ:
-
Quan tâm tâm lý nhất là người trẻ, tuổi vị thành niên, để tránh tình trạng bi quan, trầm cảm, dùng thuốc diệt cỏ tự tử.
-
Tuân thủ nghiêm các quy tắc bảo hộ khi dùng thuốc diệt cỏ: Đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang chống độc, đứng phun thuốc ở đầu gió tránh thuốc bay ngược về phía người phun.
-
Bảo quản thuốc diệt cỏ ở nơi kín đáo, để xa tầm nhìn tầm với của trẻ em, không đựng trong cái vật dụng dễ gây nhầm lẫn như chai lọ bia, chai nước ngọt …
-
Hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc diệt cỏ để bảo vệ môi trường và người dùng. Phân loại rác thải độc hại. Tuyệt đối không vứt, chôn, các dụng cụ, chai thuốc, không rửa tái sử dụng vỏ chai để tránh dị ứng thuốc diệt cỏ dẫn đến ngộ độc nguy hiểm, ô nhiễm môi trường sinh sống.
-
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị dị ứng thuốc diệt cỏ, cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu và theo dõi điều trị nhằm hạn chế tối đa sự ngộ độc nguy hiểm.
Phân loại rác thải độc hại góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
Phân loại rác thải độc hại góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Đọc kỹ các thành phần trên thuốc diệt cỏ, cẩn thận khi tiếp xúc, trang bị bảo hộ đúng quy định. Tắm rửa cẩn thận để tránh dị ứng thuốc diệt cỏ qua đường tiếp xúc.
Dị ứng thuốc diệt cỏ thường xuất hiện các triệu chứng nhanh chóng nếu không tiến hành xử lý đúng và kịp lúc sẽ dẫn đến ngộ độc gây ra các tình huống nguy hiểm khó lường. Cần hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ, tránh lạm dụng, khi nghi ngờ bị dị ứng thuốc diệt cỏ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị kịp thời. Tuân thủ nghiêm các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc diệt cỏ, đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc, trang bị đồ bảo hộ an toàn khi sử dụng cũng như kiến thức cần có để xử lý khi bị dị ứng thuốc diệt cỏ.
DS Mai Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...