Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Làm thế nào khi bị dị ứng thuốc tẩy tóc?
Ngày nay việc sử dụng thuốc tẩy tóc ẩn chứa nhiều nguy cơ bị dị ứng thuốc tẩy tóc ở một số bệnh nhân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.
Tẩy tóc hiện đang là nhu cầu phổ biến đối với các bạn trẻ để tạo màu tóc nhuộm đẹp, hợp xu hướng thời trang. Tuy nhiên, trong thuốc tẩy tóc có chứa nhiều thành phần hoá chất gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe người sử dụng. Việc tẩy tóc có nguy cơ tiềm ẩn gây dị ứng thuốc tẩy tóc khiến nhiều người gặp phải tình trạng tóc rụng, khô xơ, da đầu bỏng rát, chóng mặt…
Thuốc tẩy tóc là gì?
Thuốc tẩy tóc là hóa chất được sử dụng trong tẩy, nhuộm tóc nhằm mục đích tẩy lớp melanin trên tóc. Tẩy tóc lấy đi màu sắc tự nhiên ban đầu từ melanin. Melanin là chất tự nhiên góp phần tạo nên màu tóc, tuy nhiên nếu tóc bị mất đi thành phần này thì sẽ mất đi màu sắc tự nhiên ban đầu của tóc và chuyển sang màu xám hoặc trắng tùy thuộc vào mức độ tẩy của thuốc.
Đồng thời tẩy tóc giúp sợi tóc dễ hấp thu thuốc nhuộm hơn trong bước lên màu tóc kế tiếp. Khi tóc đã tẩy đi màu tự nhiên thì sẽ tạo điều kiện để dùng thuốc nhuộm bám lên tóc dễ dàng hơn.
Tẩy tóc là quá trình tẩy lớp melanin trên tóc bằng cách dùng thuốc tẩy tóc
Tuy nhiên trong thuốc tẩy tóc có thành phần chính chứa hydrogen peroxide, là một loại chất hóa học có tính oxi hóa cao nên tính tẩy rất mạnh. Thành phần amoniac và các chất tạo màu khác nhằm mục đích tăng tính phá vỡ lớp cutin hay còn gọi với tên thông thường là lớp tế bào biểu bì của tóc. Khi chất hydrogen peroxide đã ngấm vào lớp biểu bì tóc, sẽ tăng mạnh tính oxi hóa, giúp dễ dàng lấy đi màu sắc vốn có trên mái tóc.
Tuy nhiên, theo khảo sát thì tỉ lệ melanin và pheomelanin trong tóc ảnh hưởng đến kết quả tẩy tóc của mỗi người. Nếu các sắc tố Eumelanin và melanin giúp tóc có màu tối như đen hoặc nâu thì ngược lại sắc tố pheomelanin làm tóc tạo màu sáng như màu vàng hoặc nâu đỏ.
Tác hại việc sử dụng thuốc tẩy tóc
Tóc hư tổn, khô xơ và chẻ ngon
Sau khi tẩy tóc một thời gian, tóc của bạn sẽ bị hư tổn nghiêm trọng vì trong thuốc tẩy tóc chứa nhiều hóa chất có tính oxi hóa cao, tính tẩy mạnh. Tóc dễ trở nên nhạy cảm với môi trường bên ngoài, dễ bị giòn, khô xơ và chẻ ngọn. Một vài yếu tố môi trường bên ngoài như tia bức xạ từ mặt trời, tia cực tím, khí hậu khô hoặc nhiều độ ẩm cũng làm trầm trọng thêm tình trạng xơ yếu của tóc.
Tẩy tóc là một quá trình kéo dài và mất thời gian đến hàng giờ đồng hồ, chưa kể thời gian bạn phải dưỡng tóc sau khi đã tẩy thuốc. Trong trường hợp bạn muốn tóc lên màu đẹp nhưng vẫn giữ chất lượng tóc không bị xuống cấp thì cần có chế độ chăm sóc tóc đặc biệt từ dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng tóc…Tuy nhiên có nhiều khả năng dù bạn đầu tư thời gian để dưỡng tóc sau khi tẩy thì việc phục hồi tóc cũng không trở về như ban đầu. Lúc đó, bạn chỉ có thể cắt đi phần tóc tẩy để dưỡng lại tóc mới là cách lựa chọn tốt nhất.
Dị ứng thuốc tẩy tóc
Nếu bạn gặp phải thợ tẩy tóc không chuyên nghiệp, chỗ làm tóc không uy tín với thuốc tẩy dởm thì nguy cơ bạn bị dị ứng thuốc tẩy tóc sẽ gia tăng. Bạn có thể gặp cảm giác bỏng rát da đầu suốt vài tiếng sau khi tẩy tóc. Ngoài ra, thuốc tẩy tóc còn tác động đến hệ thần kinh khiến bạn có thể cảm thấy hoa mắt, chóng mặt sau khi dùng thuốc tẩy. Đồng thời sau thời gian tóc sẽ bị mỏng và rụng thành từng mảng, da đầu bị nhiễm trùng, lở loét, nổi mụn.
Tình trạng dị ứng do thuốc tẩy tóc nghiêm trọng có thể gặp phải các dấu hiệu như da đầu bị sưng đỏ, ngứa, chảy nước vàng, bốc mùi tanh. Trong trường hợp nặng thì tình trạng dị ứng có thể lan đến hai mắt khiến mắt bị sưng đỏ hoặc đau. Khi gặp tình trạng nghiêm trọng như trên phải lập tức đến bác sĩ để thăm khám và nhanh chóng điều trị kịp thời mới có thể giảm diễn tiến và giúp bệnh nhân mau hồi phục. Ngoài ra, để tránh tình trạng tái phát bệnh, chúng ta cần phải ngưng không dùng loại thuốc gây dị ứng đó nữa.
Dị ứng thuốc tẩy tóc khiến da đầu bỏng rát, sưng đỏ, ngứa
Phòng ngừa dị ứng thuốc tẩy tóc
Đối với một số đối tượng có cơ địa dễ dị ứng hay bị nổi mề đay, dị ứng thực phẩm, thời tiết, viêm da cơ địa, chàm, eczema, hen,… thì nên cân nhắc lưu ý khi dùng thuốc tẩy tóc vì có khả năng dị ứng cao. Nếu bạn đã biết chắc hoặc đã nghi ngờ thuốc gây dị ứng thì tuyệt đối không dùng lại thuốc đó.
Chỉ nên sử dụng các sản phẩm thuốc tẩy tóc có nguồn gốc, uy tín. Trước khi tẩy tóc, nên thử một vùng ở mặt trong cánh tay và để 1 giờ nếu không có phản ứng gì mới tiến hành tẩy tóc. Đồng thời cần tránh để thuốc tẩy chạm vào chân tóc.
Tẩy tóc đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và những người thợ phải có kinh nghiệm hay ít nhất người thợ phải xem kỹ tình trạng tóc của khách và vạch ra quy trình an toàn.
Một số phương pháp thử nghiệm test trên da trước khi tẩy tóc:
-
Lấy dị nguyên cần test là thuốc tẩy tóc áp lên vùng da lành, mỗi dị nguyên một vị trí. Nó nhằm mục đích tạo ra phản ứng dị ứng cục bộ trong khu vực nhỏ trên cơ thể bệnh nhân được nhúng vào hóa chất pha loãng. Theo dõi trong vòng 48 giờ hoặc 96 giờ, nếu khi tiếp xúc với dị nguyên nào có triệu chứng dị ứng xuất hiện thì đó là yếu tố gây bệnh.
-
Test áp bì hay còn gọi là xét nghiệm dị ứng bằng một tấm dán. Đây là một phương pháp thử nghiệm giúp xác định một chất cụ thể có gây viêm dị ứng trên da đầu của bệnh nhân không.
-
Phương pháp Patch test giúp tìm ra các chất nào gây ra phản ứng dị ứng kiểu trễ trên cơ thể bệnh nhân. Ngoài ra, các phương pháp xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm skin prick giúp góp phần xác định các chất gây dị ứng không được xác định bằng phương pháp khác.
Cách chăm sóc tóc sau khi tẩy tóc tránh dị ứng
Gội đầu sau khi tẩy tóc
Bạn nên đầu tư các loại dầu gội chuyên dụng cho tóc tẩy có tính bảo vệ màu tóc. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các dầu gội có chứa sulfate vì dễ gây hư tóc nếu dùng thời gian dài. Trước khi gội, bạn nên gỡ rối cho tóc để tránh tóc dễ gãy rụng trong quá trình gội.
Ngoài dầu gội, bạn nên kết hợp dùng dầu xả để giúp nuôi dưỡng mái tóc mềm mượt và khỏe mạnh hơn. Đối với tóc bị hư tổn nặng, bạn cần dùng thêm mặt nạ cho tóc để giúp tóc tẩy mau hồi phục chắc khỏe. Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên vừa lành tính vừa giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho tóc như: Chuối, bơ, sữa chua, mật ong…
Khi gội đầu bạn nên gội bằng nước mát tránh dùng nước có nhiệt độ cao dễ gây hư tổn cho tóc tẩy và cả da đầu. Khi gội kết hợp massage da đầu vừa giúp bạn thư giãn đồng thời giúp tóc chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, việc gội đầu quá nhiều cũng không tốt cho tóc. Vì vậy, tần suất gội đầu được khuyến cáo hợp lý đối với tuần đầu tiên sau khi tẩy tóc là khoảng 2 lần/tuần và đối với sau 3 tuần tẩy tóc là 2 ngày/lần.
Lựa chọn các loại dầu gội chuyên dụng có khả năng bảo vệ tóc tẩy.
Hạn chế tiếp xúc tóc với nhiệt
Khi tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ dễ khiến tóc bị hư tổn vì tóc tẩy rất yếu, dễ bị gãy. Vì vậy, để tránh làm giảm chất lượng tóc sau khi tẩy, bạn cần hạn chế tạo kiểu với tóc tẩy. Đồng thời, tóc tẩy cũng nhạy cảm với tia bức xạ từ mặt trời, các tia cực tím. Do đó, khi hoạt động ngoài trời, bạn cần đội nón và trùm khăn che kín tóc không để tóc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu để bảo vệ mái tóc của được bạn tốt hơn.
Ds Hải Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...