Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Cân nặng là nỗi lo thường gặp của nhiều mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai. Bởi có trường hợp tăng cân rất nhanh nhưng cũng có tình trạng bầu 3 tháng không tăng cân khiến mẹ hết sức hoang mang.
Mang thai là niềm vui lớn, thế nhưng bên cạnh niềm hạnh phúc khi cảm nhận bé yêu đang dần lớn lên từng ngày là những nỗi lo lần đầu tiên gặp phải. 3 tháng đầu mang thai tăng bao nhiêu cân? Bầu 3 tháng không tăng cân có sao không? Nếu bạn đang âu sầu về cân nặng của bản thân, dành ngay vài phút xem qua những chia sẻ dưới đây của KNNC để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.
3 tháng đầu mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân?
Theo các bác sĩ sản khoa, bầu 3 tháng đầu không tăng cân nhanh, bạn có thể chỉ tăng từ 0,5 đến 1,8kg và đa phần phụ nữ mang thai đều tăng ở mức này, kể cả khi bạn mang thai đôi. Ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, bà bầu tăng cân nhanh hơn. Đối với những người có chỉ số BMI trên 25, các bác sĩ khuyên nên duy trì mức cân nặng ổn định, tránh tăng cân 3 tháng đầu thai kỳ.
Bầu 3 tháng không tăng cân có sao không?
Tuy nhiên, cũng có trường hợp mẹ bầu không tăng cân hoặc thậm chí sút cân trong 3 tháng đầu mang thai. Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, đừng quá lo bởi điều này khá phổ biến và nguyên nhân chính thường là do chứng ốm nghén. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm bớt khi bạn bước sang tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.
Nếu bị ốm nghén nặng và dẫn đến sút cân, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi đi khám thai. Bởi nếu để lâu, tình trạng này có thể khiến cơ thể bị suy nhược, căng thẳng và thiếu hụt chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Tỷ lệ bà bầu gặp phải chứng ốm nghén nặng là 3/10.
Tăng cân nhiều khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Tăng cân khi mang thai 3 tháng đầu là điều bình thường vì lúc này, bạn sẽ phải ăn nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả bạn và bé.
Tuy nhiên, đừng cố ăn thật nhiều, quan trọng nhất là bạn phải biết được cân nặng của bản thân và duy trì mức cân nặng theo khuyến nghị của bác sĩ. Nếu tăng cân quá nhiều khi mang thai 3 tháng đầu, bạn và bé có thể đối mặt với những nguy cơ:
- Thai nhi quá lớn khiến bạn khó sinh thường. Lúc này, bác sĩ phải can thiệp bằng cách sinh mổ
- Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tăng cân quá nhiều trong 3 tháng đầu mang thai có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu rơi vào tình huống này, bác sĩ sẽ kiểm tra glucose cho bạn trong thời gian từ tuần 27 đến tuần 29
- Tiền sản giật
- Tim mạch
- Béo phì
- Ảnh hưởng đến việc giảm cân sau sinh.
Nên bổ sung thêm bao nhiêu calo trong 3 tháng đầu mang thai?
Tam cá nguyệt đầu tiên không phải là thời điểm để mẹ bầu nạp thật nhiều năng lượng cho cơ thể. Ở thời điểm này, bạn vẫn nên duy trì số lượng các bữa ăn giống như trước khi mang thai. Tuy nhiên, khi thời gian mang thai tăng, bạn sẽ cần bổ sung thêm lượng calo mỗi ngày cho cơ thể. Cụ thể:
- Tam cá nguyệt thứ nhất: Không cần thêm calo
- Tam cá nguyệt thứ hai: Cần thêm 340 calo mỗi ngày
- Tam cá nguyệt thứ ba: Cần thêm 450 calo mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bà bầu 3 tháng đầu
Duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và một chế độ tập luyện khoa học là lời khuyên bạn thường được nghe nhiều nhất khi đi khám thai.
Tuy nhiên, bạn không cần quá quan trọng hóa vấn đề, hãy tiếp tục làm các công việc bạn đang làm trước khi mang thai miễn là các hoạt động này không quá nguy hiểm. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng mỗi ngày trong 3 tháng đầu mang thai (ít nhất 150 phút mỗi tuần) với các bài tập như:
- Đi dạo
- Bơi lội
- Chạy bộ
- Đi xe đạp
- Tập yoga cho bà bầu
Về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đâu, bạn nên xây dựng thực đơn cân bằng, đủ chất. Trong bữa ăn nên đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: đạm, đường, mỡ, vitamin. Trong mỗi nhóm chất thì cũng cần thay đổi món ăn liên tục để đảm bảo độ hấp dẫn. Cụ thể, trong thực đơn của bạn nên bao gồm các loại thực phẩm sau:
- Các loại ngũ cốc
- Trái cây
- Rau
- Thịt nạc
- Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa và sữa chua
- Các loại đậu, hạt tốt cho bà bầu…
Vì cơ thể của bạn không cần nhiều calo trong ba tháng đầu mang thai nên việc ăn uống vẫn duy trì bình thường, bạn nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý trong suốt thai kỳ?
Trong suốt 9 tháng của thai kỳ, bạn có thể tăng từ 5–18kg. Những người bị thừa cân, béo phì sẽ tăng ít hơn, trong khi những người thiếu cân sẽ cần tăng nhiều hơn. Cụ thể:
- BMI dưới 18,5: Tăng từ 12–18kg
- BMI từ 18,5 – 24,9: Tăng từ 11–15kg
- BMI từ 25 – 29,9: Tăng từ 7–11kg
- BMI từ 30 trở lên: Tăng từ 5–9kg.
Đối với trường hợp mang thai đôi, bạn có thể tăng từ 16–25kg. Theo khảo sát, có khoảng 21% mẹ bầu tăng ít hơn số liệu kể trên và khoảng 47% tăng nhiều hơn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về việc tăng cân 3 tháng đầu mang thai. Nếu bạn còn có băn khoăn, thắc mắc, tốt nhất bạn vẫn nên trao đỏi với bác sĩ sản khoa ở mỗi lần khám thai định kỳ để có lời giải đáp cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...