Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nằm than sau sinh là 1 tập tục có từ rất lâu, phổ biến ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, nơi có mùa đông lạnh giá. Việc này giúp các sản phụ mới sinh sinh sống ở hai vùng này giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh trong điều kiện thiếu thốn.
Cho đến nay, việc nằm than, hơ lửa sau sinh vẫn còn được một số gia đình duy trì và gây ra không ít tranh cãi. Hãy cùng KNNC tìm hiểu tại sao có tập tục nằm bà đẻ hơ lửa, nằm than có thực tốt hay không?
Do đâu mà có tập tục nằm than sau sinh?
Khi chuyển dạ sinh con, phụ nữ thường mất khoảng 300 – 500ml máu. Điều này khiến các bà mẹ sau sinh thường cảm thấy lạnh nên cần được làm ấm. Thời xa xưa, phụ nữ sau sinh thường được cho ở cữ trong 1 căn chòi, chái nhà hoặc nhà tạm cất bằng tre nứa hay nhà tranh vách đất nên dễ bị gió lùa, dẫn đến cảm giác rét buốt nhất là vào mùa đông lạnh giá. Bên cạnh đó, do điều kiện vệ sinh yếu kém và thiếu thốn về vật dụng mà việc vệ sinh thân thể và giữ ấm cho mẹ và bé sau sinh chưa được tốt nên việc hơ lửa, nằm than sau sinh giúp giảm mùi tanh của sản dịch.
Đối với trẻ sơ sinh, việc giữ ấm cho cơ thể bé trong mùa đông trong điều kiện thiếu thốn về quần áo, chăn màn là cần thiết.
Do đó, thời bấy giờ nằm than là biện pháp giữ ấm cho mẹ và bé đơn giản, hiệu quả giúp hai mẹ con chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông giá rét.
Nằm than sau sinh có tốt không?
Như trên đã đề cập, việc sản phụ hơ lửa, nằm than đã có từ rất lâu, phổ biến ở miền Bắc và miền Trung. Theo quan niệm của một số người lớn tuổi, việc nằm than sau sinh mang lại những tác dụng sau:
- Trải qua ca sinh, phụ nữ thường mất rất nhiều máu nên cần nằm than, hơ lửa để giữ ấm cơ thể, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Nằm than giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh, bé nhanh cứng cáp.
- Mẹ sau sinh nằm than, hơ lửa, đồng thời kiêng ra gió, kiêng đụng nước, kiêng vận động… về sau sẽ không bị đau nhức mình mẩy, không són tiểu sau sinh.
Hơ lửa, nằm than khiến mẹ và bé phải đối mặt với nguy cơ gì?
Như trên đã đề cập, việc nằm than, hơ lửa sau sinh chủ yếu là do kinh nghiệm dân gian. Dưới góc nhìn của y học hiện đại, việc nằm than, hơ lửa khiến mẹ và bé phải đối mặt với khá nhiều nguy cơ:
Những biện pháp giúp giữ ấm cho mẹ và bé sau sinh mà không cần nằm than
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, sự đủ đầy của đời sống vật chất, có khá nhiều cách giúp giữ ấm cho cơ thể mẹ và bé sau sinh khá an toàn, tiện lợi:
- Chuẩn bị trang phục đầy đủ: Áo ấm, khăn choàng cổ, tất, mang bao tay, mũ và nằm trong phòng kín gió. Lưu ý là tùy vào khí hậu và thời tiết mà các mẹ cần sử dụng đồ ấm hay không.
- Dùng lò sưởi, thiết bị sưởi: Nếu sinh sống ở vùng có mùa đông lạnh giá, thay vì phải hơ lửa nằm than sau sinh, các bà mẹ sau sinh nên dùng các thiết bị sưởi an toàn.
- Chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ đủ dưỡng chất cần thiết, tránh kiêng khem thái quá dẫn đến thiếu chất, cơ thể suy nhược.
- Massage sau sinh: Để giữ ấm cho cơ thể, phụ nữ sau sinh có thể dùng rượu ngâm gừng nghệ hoặc ngâm riêng rẽ từng thứ để massage sau sinh.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Bà mẹ sau sinh cần tắm gội, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín. Tắm gội thường xuyên bằng nước tắm ấm có pha rượu gừng, dầu chàm hoặc các sản phẩm xông tắm bà đẻ. Sau khi gội đầu cần dùng máy sấy hoặc khăn mềm để lau khô tóc nhanh.
- Tránh nằm một chỗ: Theo quan niệm của y học hiện đại, việc vận động sớm sau sinh (đi bộ chậm rãi) giúp các cơ quan hoạt động và sinh nhiệt. Từ đó giúp làm ấm cơ thể, kích thích máu huyết lưu thông thông tốt hơn, quá trình phục hồi sau sinh diễn ra nhanh hơn.
Thực tế là việc hơ lửa, nằm than sau sinh chỉ phù hợp khi nền y tế và công nghệ còn lạc hậu, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Do đó, bạn không nên áp dụng cách này để giữ ấm cơ thể. Hãy chọn lựa các biện pháp giữ ấp aon toàn kể trên để mẹ và bé cùng khỏe.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
- Góc mỗi ngày một thắc mắc: Da mặt dị ứng vitamin C thì phải làm thế nào?
- Giải đáp thắc mắc: Thuốc bôi dị ứng da mặt Histamin
- Dịch cảm cúm bùng phát khi nào và cách phòng bệnh hiệu quả nhất
- Làm sao để trị bệnh viêm mũi dị ứng một cách an toàn, hiệu quả?
- Dị ứng hải sản bị ngứa – Nguyên nhân và điều trị như thế nào?
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...