Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Nguyên nhân bị đau mắt đỏ khi đi bơi
Đau mắt đỏ khi đi bơi là tình trạng khá phổ biến đặc biệt vào mùa hè. Nước hồ bơi là môi trường lý tưởng của vi khuẩn Chlamydia trachomatis – tác nhân gây bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ.
1. Lý giải hiện tượng đau mắt đỏ khi đi bơi
Nước hồ bơi là môi trường lý tưởng của vi khuẩn Chlamydia trachomatis, là tác nhân gây bệnh viêm kết mạc
Nước hồ bơi là môi trường lý tưởng của vi khuẩn Chlamydia trachomatis, là tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng có thể do hóa chất, các loại vi khuẩn khác có trong nước hồ bơi không được vệ sinh tốt, nhất là tại các hồ bơi ở thành phố, thường xuyên quá tải. Đó là chưa kể ở những hồ bơi không bảo đảm điều kiện vệ sinh, nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức khi đi bơi thải ra như khạc nhổ, nước mũi, thậm chí tiểu tiện trong hồ bơi khiến mầm bệnh phát triển, lây lan.
2. Triệu chứng đau mắt đỏ khi đi bơi
Sau khi bơi, người bị đỏ mắt sẽ thấy triệu chứng ngay. Một hoặc hai mắt đỏ, tập trung vào cuối mắt. Mắt cảm thấy ngứa nhưng ít, không chảy nước mắt. Sau giấc ngủ thì tình trạng giảm nhẹ đi, mắt gần như không bị đau khi mở ra. Tình trạng thường biến mất sau vài giờ hoặc một ngày.
Với đau mắt đỏ, mệt mỏi, đau họng, sưng hạch trước tai,… là những biểu hiện ban đầu của bệnh. Sau 5-7 ngày, một bên mắt trở nên đỏ ngầu, sau đó, mắt còn lại cũng bị nhiễm bệnh. Người bệnh thấy cộm mắt, ngủ dậy khó mở mắt do nhiều ken mắt bám chặt mí mắt. Mí mắt cũng bị sưng nề, chảy nước mắt thường xuyên.
Với đau mắt đỏ, mệt mỏi, đau họng, sưng hạch trước tai,… là những biểu hiện ban đầu của bệnh
Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày hoặc trở nặng hơn. 10-15% bệnh nhân mắc bệnh nặng có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, ảnh hưởng thị lực.
3. Cách phòng đau mắt đỏ khi đi bơi
Với người đỏ mắt khi đi bơi có thể dùng nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn. Tránh dụi mắt, lúc này mắt yếu hơn bình thườnng, vi khuẩn trong tay có thể xâm nhập và gây bệnh.
Bạn nên trang bị kính để mắt không bị tổn thương khác. Không mua các thuốc trị bệnh về mắt để nhỏ, bệnh tình có thể trở nặng hơn. Nếu tình trạng đỏ mắt kéo dài và lan rộng, bạn cần đi khám bác sĩ để có phương án xử lý.
Với người đau mắt đỏ, bệnh thường tự khỏi, chưa có thuốc đặc trị, việc nhỏ thuốc chỉ giúp hạn chế biến chứng, giảm khó chịu, nhanh khỏi bệnh. Người bệnh nên dùng thường xuyên nước muối sinh lý rửa mắt, không dùng chung với người khác, nhỏ chung mắt lành với mắt bệnh sẽ làm lây bệnh. Vệ sinh ken mắt bằng bông y tế, tránh dùng lại.
Bạn nên trang bị kính để mắt không bị tổn thương khác
Do đó, khi bơi ở các địa điểm công cộng không nên bơi quá lâu. Để hạn chế tác nhân gây bệnh cho mắt nên dùng kính bảo vệ mắt khi bơi. Sau khi bơi xong nên dùng nước muối sinh lý nhỏ và rửa mắt tại chỗ, đồng thời sục và rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý sau đó mới đi tắm lại. Khi có các dấu hiệu đau mắt đỏ, cộm, nhức khi nhìn ánh sáng, chảy nước mắt nhiều… nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn, điều trị.
Bảo Bảo
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...