Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhẹ cân, hay thiếu cân, có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tương tự như thừa cân. Một người không đủ cân nặng khỏe mạnh bình thường có khả năng không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hình thành xương, da và tóc khỏe mạnh.
Tìm hiểu chung
Khi nào thì bạn được đánh giá là nhẹ cân?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến khích mọi người quan tâm đến chỉ số khối cơ thể (BMI) để theo dõi mức cân nặng bản thân.
Chỉ số BMI được xem là thước đo tốt về cân nặng vì nó so sánh mối tương quan giữa cân nặng với chiều cao của một người. Ví dụ, một người nặng khoảng 77kg có thể không bị thừa cân nếu họ đủ chiều cao tương ứng; ngược lại nếu có chiều cao khiêm tốn với trọng lượng cơ thể như trên, họ có thể được đánh giá là thừa cân.
Bạn có thể dễ dàng biết được chỉ số BMI của mình bằng cách truy cập vào trang tính chỉ số BMI trên KNNC và nhập các thông số liên quan.
Các mức đánh giá dựa trên BMI như sau:
- Nhẹ cân (thiếu cân): BMI < 18,5
- Cân nặng bình thường, khỏe mạnh: 18,5 ≤ BMI ≤ 24,9
- Thừa cân: 25,0 ≤ BMI ≤ 29,9
- Béo phì: BMI > 30
Cách tính này có thể không chính xác tuyệt đối với:
- Vận động viên chuyên nghiệp khi mà có một lượng cơ bắp đáng kể. Lý do là vì khối lượng của cơ bắp lớn hơn so với chất béo và BMI sẽ ước tính sai lượng chất béo trong cơ thể cao hơn.
- Người cao tuổi, đối tượng có khối lượng cơ giảm sút theo thời gian. Trường hợp này, chỉ số BMI sẽ ước tính mức chất béo thấp hơn trong khi thực tế không phải vậy.
Bạn có thể sử dụng kết quả đo phần trăm mỡ cơ thể (body fat) để đánh giá kích thước cơ thể. Nhìn chung, phụ nữ nên có tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể ít nhất là 10–13% cho các chức năng thiết yếu. Còn tỷ lệ này ở đàn ông ít nhất là 2–5%.
Nhẹ cân liên quan đến những vấn đề sức khỏe nào?
Trọng lượng cơ thể quá thấp có thể góp phần làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu, xương dễ gãy và luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Không phải tất cả người bị nhẹ cân đều có nguy cơ mắc phải những vấn đề sức khỏe này nhưng cân nặng quá thấp có thể liên quan đến:
- Loãng xương. Một nghiên cứu năm 2016 cho biết nhẹ cân (thiếu cân) làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ. Điều này khiến cho xương giòn và dễ gãy hơn.
- Các vấn đề về da, tóc hoặc răng. Nếu bạn không bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày, các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm da mỏng, rụng tóc, da khô hoặc sức khỏe răng miệng kém.
- Dễ mắc bệnh thường xuyên hơn. Khi cơ thể không có đủ năng lượng từ chế độ ăn uống để duy trì trọng lượng khỏe mạnh, hệ miễn dịch cũng bị suy yếu và giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. Khi đó, người nhẹ cân dễ mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh và thời gian bệnh cũng kéo dài hơn bình thường.
- Cảm thấy mệt mỏi liên tục. Calo là thông số giúp đo năng lượng mà thực phẩm cung cấp cho cơ thể. Khi không nhận đủ lượng calo để duy trì cân nặng khỏe mạnh sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Thiếu máu. Người nhẹ cân cũng có nhiều khả năng bị thiếu máu, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
- Kinh nguyệt không đều. Phụ nữ nhẹ cân thường không có kinh nguyệt đều đặn hoặc có kinh trễ trong độ tuổi dậy thì. Kinh nguyệt không đều hoặc không có có thể dẫn đến vô sinh.
- Sinh non. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế Sản phụ khoa, phụ nữ mang thai mà nhẹ cân có nguy cơ chuyển dạ trước sinh cao hơn, tức là dễ sinh con trước 37 tuần (sinh non).
- Tăng trưởng và phát triển chậm. Trẻ em cần chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Nhẹ cân đồng nghĩa với thiếu lượng calo cần thiết để phát triển bình thường.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMC Public Health cho biết nhẹ cân (thiếu cân) có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong khi so với người có chỉ BMI trung bình. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhẹ cân khiến quá trình chữa bệnh sau tai nạn hoặc chấn thương kéo dài hơn và ít có hiệu quả so với người có BMI trung bình.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng nhẹ cân
Nếu thuộc nhóm người nhẹ cân, bạn có thể nhìn thấy một số dấu hiệu trên cơ thể như ốm yếu, thiếu sức sống, gầy gò, xanh xao… Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể không liên quan đến nhẹ cân mà bạn có thể dễ nhầm lẫn. Ví dụ, khi cân nặng không đủ, cơ thể gầy ốm có thể khiến các đường gân trên nổi rõ hơn. Thế nhưng, những người lao động nặng hoặc chơi thể thao cũng có hiện tượng này.
Những triệu chứng khác của nhẹ cân có thể liên quan đến vấn đề suy dinh dưỡng, chẳng hạn như:
- Xương dễ gãy
- Kinh nguyệt không đều hoặc gặp nhiều vấn đề trong khi mang thai
- Rụng tóc
- Hệ miễn dịch yếu
- Chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu
- Tăng trưởng và phát triển chậm, đặc biệt ở trẻ em
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cố gắng tăng cân nhưng không được. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến nhẹ cân, thiếu cân như đề cập ở trên, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu bạn gặp phải những vấn đề về tâm thần hay rối loạn ăn uống, tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào tự bản thân cũng nhận ra vấn đề, bạn có thể cần nghe theo lời khuyên của người thân, bạn bè.
Một số triệu chứng liên quan đến rối loạn ăn uống bao gồm:
- Có hành vi giấu diếm
- Giảm cân đột ngột không giải thích được
- Từ chối tham gia các hoạt động xã hội hoặc gặp mặt gia đình
- Có vẻ mệt mỏi
- Từ chối ăn trước mặt người khác
Nếu có những biểu hiện này hoặc phát hiện người xung quanh đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy cố gắng và khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nhẹ cân là gì?
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nhẹ cân hay thiếu cân. Đôi khi, một người nhẹ cân do nhiều nguyên nhân gộp lại.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu cân bao gồm:
- Tiền sử gia đình. Một người có chỉ số BMI thấp tự nhiên có thể do đó là đặc tính di truyền trong gia đình họ.
- Trao đổi chất mạnh. Những người có quá trình trao đổi chất mạnh hơn bình thường có thể không tăng cân nhiều ngay cả khi ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng.
- Hoạt động thể chất thường xuyên. Vận động viên hoặc người tham gia hoạt động thể chất cường độ cao có thể đốt cháy lượng calo đáng kể, dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể.
- Mắc các bệnh lý hay bệnh mạn tính. Một số bệnh gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy thường xuyên khiến cân nặng giảm sút đáng kể. Nhiều bệnh lý cũng có khả năng ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn như ung thư, đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp, các vấn đề đường tiêu hóa (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng).
- Bệnh tâm thần. Sức khỏe tâm thần yếu cũng ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, bao gồm trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn ăn uống (như chứng chán ăn hay cuồng ăn). Các tình trạng trên đều có thể tác động đến sự thèm ăn và ngoại hình.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán nhẹ cân?
Bác sĩ sẽ giúp tìm hiểu và xác định nguyên nhân khiến chỉ số BMI giảm thấp nhờ thăm hỏi về tiền sử gia đình, các bệnh lý đang mắc phải, tình trạng hoạt động và thể chất hiện tại. Từ đó, họ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp để giúp người bệnh tăng cân lành mạnh.
Những phương pháp điều trị nhẹ cân
Khi bị nhẹ cân (thiếu cân), bạn cần cố gắng tăng cân lành mạnh. Thực tế, có rất nhiều phương pháp khác nhau mà bạn có thể thử.
Một người có thể tăng cân bằng cách tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều thực phẩm giàu calo và chất dinh dưỡng. Bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng có thể đề xuất một chế độ ăn cụ thể để giúp bạn tăng cân.
Các thành phần chính trong chế độ ăn giúp tăng cân lành mạnh thường bao gồm:
- Bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ. Đồ ăn nhẹ giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt giúp bổ sung thêm lượng calo cần thiết. Bạn có thể ăn thêm các món như bánh quy bơ đậu phộng, thanh protein, bánh hạnh nhân…
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đôi khi nhẹ cân xảy ra khi bạn không thể ăn hết một bữa ăn lớn mà lại không bổ sung thêm. Do đó, hãy thử chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và tận hưởng chúng.
- Kết hợp thêm các thực phẩm giàu năng lượng. Bạn có thể cho thêm các thực phẩm cung cấp nhiều calo vào các món ăn thông thường, chẳng hạn như rắc hạnh nhân cắt nhỏ lên trên ngũ cốc hay sữa chua, thêm hạt chia hay hạt hướng dương vào món salad, phết thêm bơ đậu phộng vào bánh mì nướng…
- Tránh tiêu thụ các thực phẩm có năng lượng rỗng. Thực phẩm giàu calo có thể giúp cân nặng tăng lên nhưng nếu chúng chứa quá nhiều chất béo dư thừa thì lại gây ảnh hưởng đến tim mạch. Do vậy, bạn nên tránh các thực phẩm có quá nhiều đường và muối.
KNNC không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
- HẬU QUẢ CỦA VIỆC THIẾU KIẾN THỨC KHI TỰ Ý DÙNG THUỐC TĂNG CHIỀU CAO
- Bệnh viêm mũi dị ứng là gì và cách điều trị
- Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng – Hướng dẫn dự phòng và xử trí
- Sau sinh bao lâu được uống nước đá, ăn đồ lạnh?
- Bí kíp giúp cha mẹ chuẩn bị đồ cho con về quê ăn tết đầy đủ mà vẫn gọn gàng
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...