Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

KNNC

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh nhiễm do vi-rút enterovirus gây ra, bệnh lây lan rất nhanh và đối tượng thường gặp là trẻ em. Ở thể nhẹ, bệnh thường tự khỏi và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe trẻ. Tuy vậy, những năm gần đây bệnh thường có những biến chứng nguy hiểm.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh do một số loại virus đường ruột gây ra. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt và xuất hiện tập trung mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân và ở miệng. Đối tượng dễ ảnh hưởng nhất là trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Người trưởng thành hiếm khi mắc bệnh tay chân miệng một phần là do cơ thể họ đã hình thành miễn dịch sau khi được tiếp xúc với virus này vào thời còn nhỏ.

2. Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh có gây ngứa không?

Trườm khăn ấm cho bé giúp hạ sốt

Trẻ sốt cao đến 400C có thể là triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường phải mất từ 3 đến 7 ngày mới xuất hiện. Đây được coi là thời kỳ ủ bệnh. Bệnh kéo dài khoảng một tuần cho đến 10 ngày và thường tự khỏi hoàn toàn mà không cần điều trị. Thậm chí có nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm virus nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.

Các triệu chứng ban đầu khi bệnh mới khởi phát bao gồm:

  • Sốt: Có thể sốt cao đến 40 độ C và gặp ở hầu hết các trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng. Các cơn sốt là điển hình của quá trình bệnh do virus xâm nhập vào cơ thể và nhân lên khiến hệ miễn dịch của cơ thể tăng cường hoạt động.
  • Đau đầu: Trẻ em thường bị đau đầu khi mắc tay chân miệng
  • Chán ăn: Đây là triệu chứng phổ biến ở trẻ em đối với các bệnh do virus nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng
  • Đau họng: Người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng đau buốt, khám họng có thể phát hiện các nốt đỏ trên cổ họng, amidan, miệng và lưỡi. Những vết này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau và khó nuốt.
  • Nôn: Ở một số bệnh nhân, virus gây bệnh tay chân miệng chủng enterovirus 71 có thể khiến bệnh nhân cảm giác buồn nôn và nôn.

Mụn nước dạng thủy đậu

Hình ảnh mụn nước thủy đậu

Trong khi đó, các triệu chứng muộn hơn khi bệnh đã phát triển bao gồm:

  • Sau một hoặc hai ngày virus xâm nhập và nhân lên trong cơ thể, nhiều bệnh nhân xuất hiện các nốt đỏ hay vét lở loét trong miệng. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, các vết loét lan dần ra cả lưỡi, amidan, lợi, bên trong má hoặc thậm chí xuất hiện ở sâu trong cổ họng. Những vết loét này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau đớn, khó nuốt. Các vết loét thường có màu vàng và quầng đỏ xung quanh. Các triệu chứng của trẻ dưới 5 tuổi thông thường cũng sẽ biểu hiện nặng nề hơn so với trẻ lớn tuổi hơn hoặc người trưởng thành.
  • Gần 75% bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng bị phát ban hoặc xuất hiện những mụn nước đặc trưng trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ giữa các ngón tay, ngón chân, bẹn, mông, cơ quan sinh dục, bụng, lưng…. Mụn nước mềm và gây đau nếu chạm phải. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa khi mụn hoặc nổi ban mới mới xuất hiện nhưng trong hầu hết các trường hợp, các mụn nước hay vết ban không gây ngứa.

Phát ban bắt đầu bởi tình trạng xuất hiện những nốt đỏ và nhanh chóng tiến triển thành mụn nước màu xám dưới nền đỏ và thô. Chúng cũng có thể xuất hiện trên toàn thân của người bệnh. Phát ban sẽ kéo dài khoảng 3 đến 6 ngày và nếu không vệ sinh sạch sẽ các vết ban hay mụn nước có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.

3. Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra các vết lở loét trong khoang miệng

Loét miệng là triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng

Bệnh có thể được chia làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn bệnh nặng.

3.1 Giai đoạn ủ bệnh (giai đoạn sớm của bệnh)

Sau từ 3 đến 5 ngày tiếp xúc với virus, người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như ho, sốt, chán ăn, đau họng, đau bụng, buồn nôn và nôn. Những dấu hiệu này có thể khiến nhiều người nhầm tưởng với bệnh cúm. Các triệu chứng trên thường chỉ kéo dài từ 12 đến 48 giờ. Sau đó người bệnh sẽ dần xuất hiện các vết loét trong khoang miệng, vùng da xung quanh miệng hoặc lưỡi.

Loét miệng là một trong số những triệu chứng điển hình nhất của bệnh tay chân miệng. Là tình trạng miệng xuất hiện các nốt đỏ, nhất là quanh môi, lưỡi và lợi. Ban đầu các nốt đỏ này nhỏ, sau đó to dần và lan rộng tạo thành những vết loét lớn, sẫm màu ở giữa và được bao quanh bằng viền đỏ. Những vết loét miệng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Đối với trẻ, chúng khiến bé quấy khóc, bỏ ăn, không ngủ được… Các vết loét sẽ xuất hiện khoảng 5 đến 7 ngày sau đó biến mất.

Các vết ban đỏ cũng là triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng. Các vết ban này xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, hàng. Những vết ban có kích thước nhỏ, không đau hay ngứa và xuất hiện khoảng 10 ngày. Giai đoạn này cần lưu ý tránh làm vỡ các mụn nước trên da bởi chúng có thể khiến virus phát tán và lây lan cho những người khác.

Nôn trớ ở trẻ

Trẻ nôn nhiều,khó thở nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị

3.2 Giai đoạn bệnh nặng

Đây là giai đoạn virus phát triển và nhân lên với số lượng ngày một lớn khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí mỗi đêm trẻ sẽ tỉnh và khóc sau mỗi 15-20 phút.

Ngoài ra, trẻ còn có thể nôn nhiều, co giật, tim đập nhanh, khó thở, sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm thậm chí ngay cả khi sử dụng thuốc hạ sốt. Lúc này các bậc cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị. Tránh trường hợp chủ quan, coi thường diễn biến của bệnh khiến trẻ mắc những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, suy tim, viêm phổi, ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là cả tính mạng của trẻ.

4. Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng

Bệnh lây lan từ người sang người tương đối dễ thông qua tiếp xúc với người bệnh hoặc:

  • Dịch từ mụn nước trên cơ thể người bệnh vỡ ra
  • Phân của người nhiễm bệnh
  • Nước bọt hoặc dịch mũi họng của người bệnh sau khi ho, hắt hơi.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây gián tiếp thông qua dùng chung đồ vật, chạm vào các bề mặt mà người bệnh từng tiếp xúc như tay nắm cửa, mặt bàn, ghế….

Bệnh tay chân miệng

Bệnh có thể lây lan nếu bạn tiếp xúc với dịch từ mụn nước trên cơ thể người bệnh vỡ ra

5. Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện nay, chưa có vắc-xin hay thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Điều trị bệnh thường dựa vào điều trị các triệu chứng, có thể áp dụng các cách điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau
  • Vệ sinh miệng bằng nước muối ấm, pha loãng.
  • Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Uống nhiều nước hoặc chất điện giải để bù lại lượng nước mất do sốt, nôn, tiêu chảy.
  • Đối với trẻ, cần cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, tránh đồ chua, cay, nóng, mặn.
  • Tránh dùng chung một số đồ dùng cá nhân như bát, đũa, thìa. Người mắc bệnh cần được cách ly với những người khác để tránh bệnh lây lan.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị một cách hợp lý nhất.

6. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Dạy trẻ không được cho tay hoặc đồ chơi vào miệng

Không nên để trẻ cho đồ chơi vào miệng

Đa số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng đều là trẻ em, đây là những đối tượng chưa hề có kiến thức trong việc phòng ngừa bệnh tật, do đó các bậc cha mẹ cần chú ý đến một số điểm sau để có thể phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ:

  • Dạy trẻ cách vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh tay với xà phòng thật tốt, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng. Ngoài ra chăm sóc răng miệng hiệu quả cũng là biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Dạy trẻ không được cho tay hoặc đồ chơi vào miệng
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, khử trùng, khử khuẩn bằng xà phòng, nước và các dung dịch tẩy rửa.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh đồ dùng của trẻ sạch sẽ. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những trẻ nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh khác, tránh để trẻ ôm, hôn hay dùng chung đồ đạc
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
  • Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán kịp thời cũng như nhanh chóng đưa ra các biện pháp điều trị tránh để bệnh diễn biến xấu và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Chân tay miệng là một bệnh lý nghiêm trọng và có khả năng lây lan một cách nhanh chóng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là cả tình mạng của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy các bậc cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi ra ngoài trở về để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh tật nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ, …Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!