NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN MẸ CẦN DẠY CHO TRẺ

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

KNNC

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh giai đoạn chuyển mùa như hiện nay, đặc biệt là sự quay trở lại của virus Covid- 19 có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, mẹ cần dạy cho trẻ những thói quen vệ sinh cá nhân càng sớm càng tốt.

KHI NÀO BẮT ĐẦU DẠY TRẺ VỆ SINH CÁ NHÂN

Một điều mà bất kỳ em bé nào khi đã biết bò, biết đi rồi rất giỏi làm là biến bản thân mình trở nên nhếch nhác, lấm lem chỉ trong vòng “một nốt nhạc”. Các mẹ cứ để ý mà xem, điều tụi không răng này thích nhất có lẽ là nghịch nước, ném đất cát, bóp đất nặn bôi khắp người hay mân mê từng ngóc ngách, bóc từng lớp mảng tường trong nhà. Đâu đâu cũng có “chiến tích” của tụi nó.
Khi này, các em bé của chúng ta cũng được hơn 6 tháng rồi. Bé đã bắt đầu có ý thức nhận biết về hành vi và bắt chước, học hỏi từ người lớn, các sự việc xung quanh. Và đây cũng chính là thời điểm hoàn hảo để bố mẹ có thể bắt đầu dạy con về các thói quen vệ sinh lành mạnh.
Tại sao cần phải giữ gìn vệ sinh, chắc bác Đạt không phải nhắc đến nữa. Ở đây, bác sẽ chỉ hướng dẫn cách dạy con thôi!

 1/ RỬA TAY

Dạy trẻ rửa tay có lẽ là thói quen vệ sinh quan trọng nhất để phòng ngừa dịch bệnh chủ động và hiệu quả.Dạy trẻ rửa tay có lẽ là thói quen vệ sinh quan trọng nhất để phòng ngừa dịch bệnh chủ động và hiệu quả.

Dạy trẻ rửa tay có lẽ là thói quen vệ sinh quan trọng nhất. Hãy nghĩ đến tất cả các vật dụng và bề mặt trẻ có thể sờ chạm vào trong một ngày. Đây chính là nơi chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn giọt bắn… gây bệnh.
Mỗi lần rửa tay, mẹ hãy nhắc lại 1 lần vì sao con cần rửa tay. Nói một cách đơn giản, dễ hiểu như: “Hai mẹ con mình rửa tay bằng nước sạch và xà phòng không bị bụi bẩn và vi trùng làm mình bị ốm.”
Đồng thời, mẹ có thể liệt kê cho con biết khoảng thời gian nào con cần rửa tay: trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hắt hơi và chơi ngoài trời hoặc bất kỳ khi nào đụng vào những vật có bụi bẩn.
Trẻ dễ nhớ nhưng nhanh quên nên mẹ hãy nhắc con thường xuyên nhé!

2/ HO VÀ HẮT HƠI

Có thể bạn không biết nhưng hắt hơi có thể tạo ra một luồng gió đạt vận tốc 160 km/h và truyền khoảng 100.000 vi trùng vào không khí. Các nghiên cứu cũng cho thấy giọt bắn từ hắt hơi và ho thực sự có thể đi xa hơn 200 lần so với dự đoán ban đầu. Do vậy, con cần phải che miệng khi ho và hắt hơi.
Làm mẫu cho con là cách tốt nhất để dạy cho con những kỹ năng này. Bố mẹ có thể nói cho bé biết mình phải làm gì khi hắt hơi và làm cho bé thấy. Chẳng hạn như che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay nếu con không có khăn giấy sẵn đó.

3/ MẮT, MŨI, MIỆNG

Đây là ba vị trí dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể nhất. Mẹ nên dạy trẻ không ngoáy mũi, cho tay vào miệng hay dụi mắt nhất là khi tay chưa được rửa sạch.

4/ VỆ SINH RĂNG MIỆNG

Từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể sử dụng bàn chải để đánh răng cho con rồi nhéTừ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể sử dụng bàn chải để đánh răng cho con rồi nhé

Ngay từ sơ sinh, con đã cần được vệ sinh miệng bằng gạc rơ lưỡi và nước muối sinh lý rồi.
Từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể sử dụng bàn chải để đánh răng cho con rồi nhé. Có một lưu ý nhỏ là bố mẹ nên chọn loại bàn chải lông nhỏ vừa vặn gồm các bó sợi nilon mềm để giảm khả năng gây tổn thương lợi và tăng khả năng làm sạch vùng kẽ. Chọn bàn chải màu sắc và họa tiết sinh động theo ý thích của trẻ. Mẹ cũng nên chú ý thay bàn chải mỗi 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải có hiện tượng cứng.
Khi chải răng cha mẹ hướng dẫn trẻ chải theo hình chữ C quanh từng mặt răng và kéo lên xuống nhẹ nhàng, đổi vị trí qua vùng răng khác để đảm bảo sạch. Thời gian chải răng ít nhất 2 phút.
Có thể cho trẻ sử dụng nước muối loãng súc miệng để khử trùng, kháng viêm rất tốt.

5/ TẮM GỘI

Trong 4 năm đầu, sẽ rất khó để bé có thể tự tắm. Nhưng điều đó không có nghĩa là con không thể học được những điều cơ bản.
Bố mẹ có thể hướng dẫn con từng bước. Chẳng hạn, mẹ đang cho sữa tắm vào bông tắm để kỳ cọ bụng của con.” Và sau đó hãy khuyến khích con bắt chước lại giống như một trò chơi.
Bố mẹ cũng có thể giúp con học cách tự tắm gội bằng cách chơi trò chơi. Ví dụ như nhờ con gội đầu cho búp bê và cố gắng hướng dẫn con thực hiện từng bước một. Chẳng hạn như làm ướt tóc của búp bê hoặc mát xa da đầu sau khi đã xoa dầu gội. Để xả sạch dầu gội đầu, bạn có thể hướng dẫn con nghiêng đầu về một bên nếu con đứng gội hoặc nghiêng đầu về sau nếu mình nằm và nhắm mắt lại.

Lưu ý: Con sẽ không thể nào thành thục mọi thứ chỉ sau một vài ngày đâu. Có thể bố mẹ thấy thật phiền nhưng làm quen với những kỹ năng vệ sinh này vừa là để giúp con khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng; vừa có thể giúp con thực hiện tốt những thói quen vệ sinh cá nhân này trong tương lai để bạn không còn phải theo sát con từng bước nữa. Trước khi gặt hái được quả ngọt, bố mẹ hãy kiên nhẫn để con có thể làm quen từng chút một nhé!

Trương Minh Đạt – Trung tâm Sức khỏe Nhi khoa Cenica

Xem thêm tại: Hướng dẫn vệ sinh nhà cửa đồ chơi định kỳ để phòng bệnh hô hấp cho trẻ

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!