Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh cảm cúm và viêm mũi dị ứng có rất nhiều biểu hiện tương đồng. Nếu không phân biệt rõ sẽ làm quá trình điều trị bị sai lệch.
Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ bị nhận nhầm với bệnh cảm cúm thông thường. Chúng đều có những biểu hiện đặc trưng tương đồng: nghẹt mũi, sổ mũi,… Theo các bác sĩ tại viện Tai Mũi Họng, bản chất 2 bệnh này là khác nhau. Do đó người bệnh không thể điều trị cùng một cách được.
Bạn cần phân biệt được sự khác biệt giữa cảm cúm và viêm mũi dị ứng để tìm được phương pháp điều trị chính xác. Làm được như thế thì mới nhanh bình phục, hạn chế bệnh tái phát và những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân mắc bệnh
Nguyên nhân gây cảm cúm và viêm mũi dị ứng là khác nhau
Cảm cúm: Khi thời tiết thay đổi khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Đặc biệt vào thời điểm mà không khí lúc ẩm, lúc khô khiến các loại virus, vi khuẩn sinh sôi mạnh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để chúng thâm nhập vào cơ thể gây bệnh cảm cúm. Đối tượng chính thường là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc xuất hiện cảm cúm ở người lớn có hệ miễn dịch kém.
Viêm mũi dị ứng: Có 4 dạng viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng theo mùa: Nguyên nhân là do người bệnh dị ứng với phấn hoa, nấm mốc từ môi trường ngoài
Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân do bụi bẩn ở không gian sống, lông vật nuôi,…
Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như bụi nhà, nấm, phấn hoa, khói, thậm chí cả thức ăn.
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Nguyên nhân là do đặc thù môi trường làm việc không trong lành khiến người bệnh bị dị ứng như bụi từ phấn bảng, lông thú,…
Các dấu hiệu của bệnh
Người bị cảm cúm bị chảy nước mũi nhiều
Dấu hiệu thường thấy của bệnh cảm cúm thông thường:
Sốt: Người bị cảm cúm là do bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nên cơ thể có phản ứng tự nhiên là sốt.
Người bệnh hắt hơi nhưng không liên tục
Bệnh nhân cảm cúm bị đau tai, khó nghe
Cơ thể mệt mỏi, rã rời, đau nhức đầu nhiều ngày liền
Người bệnh nằm li bì nhiều ngày liền
Sợ nước, sợ lạnh, sợ tiếng ồn lớn
Viêm mũi dị ứng khiến người bệnh hắt hơi liên tục
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm mũi dị ứng:
Người bị viêm mũi dị ứng chảy nước mũi liên tục. Lúc mới bị nước mũi thường loãng và trong. Khi bệnh nặng hơn thì nước mũi chuyển màu hơi xanh, vàng và đặc hơn rất nhiều.
Hắt hơi liên tục thành những tràng dài nối tiếp nhất là khi bị tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng
Thường xuyên kêu nghẹt mũi, ngứa mũi, lấy tay dụi hoặc ngoái và trong mũi.
Vùng giác mạc có cảm giác ngứa ngáy
Nhiều bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nặng còn kèm biểu hiện: giảm trí nhớ, mộng du ban đêm, ngủ gật ban ngày.
Xuất hiện tình trạng: sốt nhẹ, ho, mệt mỏi,… nhưng không phổ biến
Nhìn chung cảm cúm và viêm mũi dị ứng có khá nhiều điểm chung. Với những người mới bị mắc bệnh lần đầu thì khó mà phân biệt rõ được 2 bệnh này. Do đó để xác định rõ bạn nên tới các phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa về Tai – Mũi – Họng để bác sĩ kiểm tra chính xác.
Lưu ý:
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung canxi?
KNNC Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung thêm canxi không là vấn...
LỰA CHỌN KEM CHỐNG NẮNG NÀO TỐT CHO TRẺ
KNNC Hè gõ cửa rồi. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình rục...
NHỮNG THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN MẸ CẦN DẠY CHO TRẺ
KNNC Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh giai đoạn chuyển mùa như hiện...
Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ? (phần 2)
KNNC Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ?...
Khi nào nên và không nên dùng kháng sinh cho trẻ?
KNNC Vấn đề cơ bản của rất nhiều bà mẹ Việt Nam đó là không...
4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu
KNNC 4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu, 4...