Sa bụng bầu: Dấu hiệu cho biết thời điểm chuyển dạ đến gần

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Sa bụng bầu là hiện tượng đầu em bé di chuyển xuống dưới xương chậu để sẵn sàng cho quá trình chào đời, diễn ra vào cuối tam cá nguyệt thứ 3.

Quãng thời gian mang thai khiến cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi. Một vài tình trạng có thể gây nhầm lẫn và làm mẹ bầu lo lắng, đặc biệt nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn. Khi kết thúc thai kỳ, cơ thể sẽ bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con. Sa bụng bầu là một trong những dấu hiệu cho thấy thời điểm này đang đến rất nhanh.

Vì sao dấu hiệu sa bụng bầu lại xuất hiện?

Khi ai đó đề cập đến hiện tượng sa bụng bầu, bạn có thể cảm thấy lo lắng, hoang mang. Nhưng thực chất, đây lại là một tín hiệu của cơ thể cho biết thời gian chuyển dạ đã đến gần. Trong khoảng thời gian này, em bé sẽ cố gắng di chuyển xuống khung xương chậu để có thể đi qua ngả âm đạo trong lúc sinh một cách dễ dàng. Hiện tượng sa bụng bầu xảy ra có tác dụng giúp kéo căng cơ xương chậu của bạn trước khi chuyển dạ.

Khi nào sa bụng bầu xảy ra?

Sa bụng bầu có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng 34 đến 36 tuần của thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên. Trong những lần mang thai sau, em bé có thể không di chuyển xuống đáy tử cung cho đến khi mẹ bầu thực sự bước vào giai đoạn bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn đang tự hỏi liệu có thể dự đoán trước được thời điểm hiện tượng này xảy ra hay không thì câu trả lời sẽ là khoảng 4 tuần trước so với thời điểm dự sinh.

Dấu hiệu sa bụng bầu

Mẹ bầu có thể nhận biết hiện tượng sa bụng bầu xảy ra thông qua một số dấu hiệu phổ biến sau:

1. Đi tiểu thường xuyên

Cảm giác đè nặng ở phần bụng trên mà bạn luôn cảm nhận thấy trong lúc mang thai có khả năng đã di chuyển xuống dưới. Khi đầu bé hạ thấp xuống vùng đáy chậu sẽ gây áp lực lên bàng quang. Điều này khiến mẹ bầu cảm thấy nhu cầu đi vệ sinh tăng cao.

2. Dễ thở hơn

Khi em bé di chuyển vào xương chậu, áp lực đè nặng lên cơ hoành cũng theo đó mà giảm đi. Cảm giác khó thở khi mang thai mà bạn đã trải qua trước đó sẽ không còn là vấn đề nữa và quá trình hô hấp sẽ sớm trở lại bình thường.

3. Cải thiện khẩu vị

sa bụng bầu

Nếu sa bụng bầu xảy đến, áp lực tác động vào dạ dày cũng giảm bớt đáng kể. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có thể ăn nhiều hơn so với lượng thực phẩm đã nạp vào đầu tam cá nguyệt thứ ba.

4. Bụng bầu có sự thay đổi

Sau khi đầu thai nhi di chuyển vào xương chậu, mẹ bầu sẽ cảm giác dường như bụng mình đang dài ra hơn. Những lúc ngồi xuống, bạn có thể cảm thấy em bé nhiều hơn.

5. Đau lưng dưới

Khi bé dần phát triển lớn hơn và tiến gần đến khu vực đáy xương chậu, mẹ bầu sẽ bị đau lưng dưới thường xuyên hơn.

6. Tăng tiết dịch âm đạo

Áp lực do thai nhi tạo ra khi mẹ bầu bị sa bụng bầu sẽ khiến cổ tử cung mỏng dần và giãn nở. Điều này sẽ dẫn đến việc các chất nhầy bị đẩy ra khỏi cơ thể một cách dần dần và tăng tần suất tiết dịch âm đạo.

Mặc dù những dấu hiệu của hiện tượng sa bụng bầu cho bạn biết rằng thời điểm sinh nở đang đến gần. Tuy nhiên, đây không phải là một thông điệp rõ ràng và chính xác khi nào quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu. Nếu bạn mới mang thai 35 tuần và đang gặp phải triệu chứng trên thì cũng không cần quá lo lắng về điều này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy có những bất thường xảy đến.

Mẹ bầu nên làm gì nếu gần đến ngày dự sinh mà bụng bầu không có dấu hiệu sa?

Nếu bạn sắp đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu sa bụng bầu thì có một vài điều mà bạn có thể làm để cải thiện. Nhưng những điều này chỉ nên được thực hiện khi mẹ bầu mang thai bước sang mốc thai nhi tuần 36 và sau khi bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ:

1. Tăng cường hoạt động thể chất

sa bụng bầu

Trong lúc mang thai giai đoạn cuối, mẹ bầu không nên làm bất cứ việc gì quá sức. Tuy nhiên, việc tăng số lần đi bộ mỗi ngày có thể khiến em bé di chuyển và gây áp lực cho cổ tử cung. Mặt khác, bạn nên tìm hiểu cách phân biệt cơn gò Braxton hay còn được gọi là các cơn co thắt chuyển dạ giả. Chúng đôi khi được kích hoạt bằng cách đi bộ.

2. Để ý tư thế ngồi

Mẹ bầu không nên ngồi khoanh chân vì có thể đẩy em bé hướng lên trên, hãy ngồi với tư thế đầu gối mở rộng và hơi nghiêng về phía trước để khuyến khích thai nhi di chuyển xuống khu vực xương chậu.

3. Tập squat

Tập squat khi mang thai có thể giúp mở rộng xương chậu và thúc đẩy em bé hướng xuống dưới đồng thời củng cố sức mạnh cơ chân và hông để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không có thói quen vận động trong quãng thời gian mang thai thì cũng không nên thực hiện bài tập này.

4. Tránh ngồi quá lâu

Nếu công việc của bạn liên quan đến việc ngồi trên ghế trong một thời gian dài thì hãy cố gắng nghỉ ngơi vào một số thời điểm nhất định. Ngoài ra, nên duỗi chân sau mỗi giờ hoặc mỗi 45 phút để khuyến khích em bé di chuyển xuống đáy xương chậu.

Nếu hiện tượng sa bụng bầu xuất hiện, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Điều này sẽ giúp điều chỉnh ngày dự sinh sao cho chính xác và đưa ra ước tính dự kiến khi nào quá trình chuyển dạ có thể bắt đầu.

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!