Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Sau sinh mổ, cơ thể mẹ sẽ rất yếu nên cần được bồi bổ bằng nhiều loại thực phẩm. Thế nhưng, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho phụ nữ sau sinh. Do đó, đẻ mổ kiêng ăn gì là mối quan tâm của rất nhiều người.
Trong bài viết này, KNNC sẽ cung cấp thêm đến bạn những thông tin xoay quanh việc đẻ mổ kiêng ăn gì hay cần ăn gì để mau hồi phục.
Đẻ mổ kiêng ăn gì?
Sau sinh mổ, bạn có thể chỉ được uống nước và khoảng 8 giờ sau đó mới bắt đầu ăn nhẹ với những thực phẩm lỏng và dễ tiêu hóa. Nếu so với sinh thường, cơ thể mẹ sẽ chậm hồi phục hơn. Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn và chú ý kiêng cữ một số loại thực phẩm để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Một số ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi đẻ mổ kiêng ăn gì:
- Thức ăn cay và nóng vì những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến hương vị sữa mẹ và làm cho dạ dày bạn cảm thấy khó chịu.
- Thức uống có ga: Các thức uống này có thể làm bạn đầy hơi sau khi sinh mổ vì dạ dày của bạn hiện đang rất nhạy cảm.
- Thức uống có caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực: Vì thức uống này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ.
- Rượu và thức uống có cồn: Mẹ mới sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ nếu uống rượu và thức uống có cồn có thể làm giảm sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
- Thức ăn nguội, chưa nấu chín: Nhóm thực phẩm này nên được loại bỏ khỏi thực đơn vì sẽ khiến mẹ khó tiêu hóa.
- Thức ăn lên men, chiên rán và thức ăn nhanh
- Các món ăn có bơ: Tránh dùng trong vòng 3 – 4 ngày đầu tiên sau khi mổ
- Thực phẩm gây táo bón: như thực phẩm chiên rán, thịt đỏ, ngũ cốc đã qua tinh chế, các chế phẩm từ sữa bò…
Sau ca sinh mổ, cơ thể thay đổi nội tiết tố, cơ dạ dày cũng yếu hơn cùng với đó là việc nằm thường xuyên khiến mẹ rất dễ táo bón. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến vết mổ. Do đó, việc tránh những thực phẩm gây táo bón là điều cần thiết để giảm nguy cơ bị táo bón sau sinh.
Sau sinh mổ nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Trong suốt quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi vì lượng thức ăn hằng ngày sẽ được chuyển đổi thành năng lượng cung cấp cho cả mẹ và con. Ngược lại, sau khi sinh, mặc dù bạn không “ăn cho hai người” nhưng cơ thể lại cần nhiều chất dinh dưỡng để hồi phục. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ trong những tháng đầu đời.
Do đó, ngoài việc quan tâm đến vấn đề “đẻ mổ kiêng ăn gì?”, bạn cần chú ý thực hiện một chế độ ăn lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe:
1. Thực phẩm giàu protein
Protein rất cần cho quá trình tăng trưởng và duy trì các mô. Do đó, việc bổ sung protein sau sinh mổ giúp thúc đẩy quá trình hình thành mô mới, tạo điều kiện cho vết mổ nhanh lành. Một số thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, thịt da cầm, tôm, đậu và đậu Hà Lan, các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo, pho mát, súp lơ xanh, chuối…
2. Thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt
Các sản phẩm như bánh mì đen, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt… đều rất giàu carbohydrate, giúp duy trì được năng lượng trong thời gian dài và hỗ trợ cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc này cũng giàu sắt, chất xơ, axit folic cùng nhiều loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển trong những năm đầu đời của trẻ.
3. Thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa sẽ giúp hỗ trợ sản xuất collagen, tái tạo các mô sẹo, giúp các vết mổ mau lành và không bị nhiễm trùng. Đặc biệt, vitamin C còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, thông qua sữa mẹ, hệ miễn dịch non nớt của bé cũng được bảo vệ tốt hơn. Bạn hay thêm các thực phẩm như hàu, gan, các loại thịt, các loại đậu cùng nhiều loại rau và trái cây như bông cải xanh, cải xoăn kale, rau chân vịt, cam, đu đủ, bưởi, dâu tây, cam… vào chế độ ăn
4. Các thực phẩm giàu sắt
Sắt có vai trò duy trì nồng độ hemoglobin trong cơ thể và hỗ trợ tái tạo lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở. Các thực phẩm chứa nhiều sắt là:
- Lòng đỏ trứng
- Thịt đỏ
- Hàu
- Gan bò
Phải làm sao khi mẹ sinh mổ có quá ít sữa hoặc sữa chưa về?
Sinh mổ có thể khiến thời gian sữa mẹ được tạo ra lâu hơn khi sinh thường. Trong thời gian chờ sữa về, mẹ hãy:
- Để con tiếp xúc với bầu ngực càng sớm càng tốt, đồng thời cố gắng cho bé bú mút để kích thích tuyến sữa hoạt động
- Massage ngực nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 10 phút để kích thích sữa mẹ về nhiều hơn
- Uống đủ nước, mỗi ngày mẹ cần uống từ 6 – 8 cốc nước ấm (khoảng 2 lít), phân bố lượng nước đều đặn để tăng tiết sữa mẹ
- Duy trì chế độ ăn cân bằng, khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Ngoài những thực phẩm cần tránh được liệt kê ở trên, bạn không cần kiêng thứ gì khác và cũng không cần thực hiện chế độ ăn kiêng đặc biệt.
Ngoài ra, trong thời gian chờ sữa về, mẹ cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của sữa công thức. Do trẻ sinh mổ có nguy cơ cao bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch nên các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên chọn sữa có bộ dưỡng chất Synbiotic được kết hợp từ Prebiotics scGOS/lcFOS tỷ lệ (9:1) và Probiotic B.breve M-16V:
- Prebiotics scGOS/lcFOS (9:1): Hệ chất xơ đặc biệt có nhiều chứng minh lâm sàng giúp giảm nguy cơ dị ứng, giảm nhiễm trùng, tăng số lượng lợi khuẩn và giảm số lượng hại khuẩn và cải thiện số lần đi tiêu và tính chất phân của trẻ.
- Probiotics B. breve M-16V: Lợi khuẩn Bifidobacterium rất quan trọng ở trẻ nhỏ nhưng thường bị giảm ở trẻ sinh mổ. Có nhiều chủng vi khuẩn Bifidobacterium, trong đó Bifidobacterium breve là chủng lợi khuẩn phổ biến trong sữa mẹ và hiện diện trong đường tiêu hóa của trẻ bú mẹ. Bifidobacterium breve M-16V là chủng có nhiều nghiên cứu lâm sàng về độ an toàn và hiệu quả ở trẻ nhỏ.
Hệ dưỡng chất Synbiotic gồm Prebiotics scGOS/lcFOS tỷ lệ (9:1) và Probiotic B. breve M-16V đã được sử dụng trong nghiên cứu JULIUS (thực hiện trên trẻ Singapore và Thái Lan) và đã chứng minh hiệu quả trong việc phục hồi sự thiếu hụt lợi khuẩn Bifidobacterium, đồng thời giúp trẻ sinh mổ giảm 53% nguy cơ mắc các bệnh lý về da, 73% các bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm da cơ địa/chàm sữa.
Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn và việc hồi phục sau sinh có thể đem đến nhiều thách thức. Hy vọng bài viết của KNNC có thể giúp bạn xây dựng được thực đơn dinh dưỡng vừa khỏe cho mẹ, vừa đầy đủ chất cho con và giải đáp những thắc mắc của về việc để mổ kiêng ăn gì và nên ăn gì.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...