Tác dụng của dứa với sức khỏe của trẻ: Lợi nhiều nhưng hại cũng không kém!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Dứa (thơm) là một loại quả nhiệt đới thường rất được ưa chuộng trong mùa hè. Thậm chí trong các bữa ăn gia đình, người ta cũng thường tráng miệng với dứa bởi hương vị thơm ngon, cùng nhiều dưỡng chất mà loại quả này mang lại. Tuy vậy, cũng không mấy ai biết được tác dụng của dứa rất có lợi cho sức khỏe trẻ em.

Nhiều bà mẹ thường loại bỏ dứa khỏi thực đơn của con trẻ, vì cho rằng loại quả này chua, khá khó trong khâu sơ chế và chế biến. Điều này vô tình lại gây thiệt thòi cho trẻ đấy!

Dứa rất giàu vitamin A, C và E cùng nhiều loại enzyme tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của các bé. Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý loại quả này không hoàn toàn vô hại với trẻ nhỏ, vì thế mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa phải.

Do đó, KNNC mời bạn tham khảo ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về tác dụng của dứa, cùng những mặt hạn chế, đồng thời cũng chia sẻ với bạn cách thêm món ăn này vào thực đơn cho trẻ.

Giải đáp thắc mắc: Tác dụng của dứa liệu có an toàn cho trẻ hay không?

tác dụng của dứa có an toàn cho trẻ

Câu trả lời là hoàn toàn có! Dứa là loại thực phẩm mà bạn nên cân nhắc bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho con vì nhiều công dụng tốt mà chúng tôi sẽ đề cập ngay ở mục kế tiếp.

Tuy nhiên, khi cho trẻ dùng dứa, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến các loại trái cây có tính axit khác (chẳng hạn như cam, quýt) có mặt trong bữa ăn của con mình. Khi cho trẻ ăn loại quả này, hãy theo dõi để đảm bảo rằng không có bất kỳ phản ứng dị ứng nào xảy ra ở trẻ. Một điểm lưu ý khác là thành phần axit citric trong dứa đôi khi gây kích thích dạ dày của bé, nhất là với những trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày.

Vì vậy, tốt hơn hết, bạn nên từng bước cho con ăn loại thực phẩm này vào thời điểm thích hợp. Đồng thời cũng chắc chắn các món ăn từ dứa đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Dinh dưỡng và những tác dụng của dứa với sức khỏe của trẻ

1. Thành phần dinh dưỡng có trong dứa

Đầu tiên có thể kể đến dứa là loại quả rất nhiều nước cùng các vitamin, caroten rất tốt cho hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, loại quả nhiệt đới này còn có các khoáng chất thiết yếu như canxi, natri, sắt…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g dứa có chứa:

  • 9,3g carbohydrate
  • 0,4g protein
  • 0,3g chất béo
  • 0,4g chất xơ
  • 18 mg canxi
  • 28 mg phốt pho
  • 0,5 mg sắt
  • 24 mg vitamin C
  • 0,2 mg niacin
  • 0,08 mg vitamin B1

2. Tác dụng của dứa với sức khỏe của trẻ

trẻ khỏe mạnh nhờ tác dụng của dứa

Thành phần vitamin C dồi dào trong dứa là nhân tố chính đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất ra collagen. Hơn nữa, vitamin B1 trong dứa góp phần giúp các cơ bắp và hệ thần kinh được hoạt động tốt.

Dứa còn giàu chất xơ là chất cần thiết để khắc phục các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ. Lượng mangan mà dứa cung cấp cũng rất cần thiết trong việc xây dựng hệ xương khớp vững chắc.

Không những thế, trong dứa còn có một loại enzyme mà người ta còn ví von là “enzyme protein dứa”, tên khoa học của nó là bromelin hay bromelain. Enzyme này đóng vai trò phân hủy protein thành các axit amin. Chính vì vậy mà tác dụng này cũng được ứng dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm để giúp làm mềm thức ăn.

Nhiều công trình nghiên cứu còn chứng minh thành phần enzyme này có khả năng chữa bệnh tim do làm tan máu tụ hiệu quả. Bromelin còn ngăn ngừa sự di căn ung thư nên tác dụng này của dứa rất có ích khi kết hợp cùng các biện pháp trị liệu ung thư khác.

Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày cùng hệ tiêu hóa và có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy. Ăn dứa thường xuyên là cách hữu hiệu giúp phòng bệnh tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Thời điểm nào là thích hợp để “giới thiệu” dứa cho con?

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) đã đưa ra hướng dẫn khi dùng thực phẩm rắn cho trẻ. Trong đó, trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi đã có thể dùng được dứa, cũng như một số loại thực phẩm khác. Tùy trường hợp, cha mẹ không cần nhất thiết phải giới thiệu chúng theo một thứ tự cụ thể nào.

Thời điểm trên 6 tháng tuổi cũng là lúc mà hệ tiêu hóa của trẻ đã có thể tiếp nhận được nhiều loại thức ăn khác nhau. AAP cũng khuyến nghị sau khi giới thiệu một loại thực phẩm cho bé, bạn nên đợi ít nhất từ hai đến ba ngày rồi mới bắt đầu cho con làm quen với một loại khác. Nghĩa là cha mẹ không nên cho dùng liên tục để có thể theo dõi bất kỳ phản ứng dị ứng nào xảy ra ở trẻ.

Trẻ có thể dùng loại dứa đóng hộp hoặc dứa tươi đã qua chế biến. Tuy nhiên, với loại đóng hộp, bạn nên chắc chắn đó là loại dùng được cho bé ăn dặm. Tránh lựa chọn sản phẩm có thêm đường hóa học gây hại cho sức khỏe của bé.

Rủi ro liên quan đến việc cho trẻ dùng dứa bạn cần biết

tác dụng của dứa có thể gây nhức đầu

Bên cạnh những tác dụng của dứa rất tốt ở trên thì loại quả này vẫn có những mặt hạn chế khi cho trẻ dùng. Một vài thành phần trong dứa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ có thể kể đến như:

  • Hydroxytryptamine là một chất dẫn truyền thần kinh có thể khiến co thắt cơ. Vì vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ tác động đến huyết áp và khiến trẻ cảm thấy nhức đầu.
  • Các glycosides trong dứa cũng tác động đến niêm mạc miệng. Do đó, trẻ khi ăn xong đôi khi cảm thấy ngứa, rát và khó chịu.
  • Dứa còn có chứa hydrolase protein gây dị ứng. Chất này được ứng dụng nhiều trong y tế với tác dụng gây đông máu. Hầu như có ít người gặp tình trạng dị ứng với enzyme này. Tuy vậy, khi bị dị ứng, cơ thể trẻ có thể bị phát ban, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí tệ hơn có trường hợp rơi vào tình trạng khó thở.

Mách mẹ cách sơ chế dứa để chế biến ra các món ăn thơm ngon cho trẻ

Bạn nên chọn dứa chín, có mùi thơm ngọt và tươi. Tất cả chúng đều là những tiêu chí tốt nhất để sử dụng trong các công thức nấu ăn cho bé.

  • Dứa tươi nên được nghiền hoặc xay nhuyễn với chuối, lê, khoai lang, phô mai, kem hoặc nước cốt dừa.
  • Nếu dứa cứng hoặc khó nghiền, bạn nên nấu chín nhanh bằng cách hấp hoặc đun sôi trong nước hoặc nước ép của nó cho đến khi trở nên mềm.
  • Để làm cho dứa chín ngon hơn và mềm hơn, mẹo là bạn nên giữ nó ở nhiệt độ phòng trong một vài ngày trước khi chế biến.
  • Dứa đã gọt vỏ hoặc cắt miếng hoặc nước ép dứa nên được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Nếu là sử dụng cho trẻ, bạn nên dùng ngay trong vòng từ một đến hai ngày.

Một vài câu hỏi liên quan đến việc dùng dứa cho trẻ có thể bạn quan tâm

1. Cách chọn dứa thế nào là tốt nhất?

cách chọn dứa

Dứa tươi cần chọn mua loại quả chín đều, không bị giập úng, các mắt căng đều, quả cầm lên thấy chắc tay. Khi bổ ra, thịt dứa phải có mùi thơm nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn.

2. Dứa tươi hay loại đóng hộp: chọn mua loại nào là thích hợp nhất?

Tất nhiên để phát huy hết tác dụng của dứa, bạn nên chọn loại dứa tươi. Loại dứa đóng hộp chỉ đóng vai trò là một lựa chọn thay thế bất đắc dĩ khi dứa tươi không có sẵn. Hơn nữa, các loại trái cây đóng hộp thường có nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại tỏ ra thích ăn loại đóng hộp hơn vì nó có ít axit.

Với dứa tươi, trong mọi trường hợp, bạn nên rửa sạch và gọt vỏ, khứa sạch mắt để phòng ngừa dư lượng của thuốc trừ sâu có thể tồn đọng. Nên chọn mua dứa trồng theo chuẩn nông nghiệp sạch ở những nơi uy tín, đảm bảo an toàn và vệ sinh.

Ngoài là loại quả thơm ngon thì tác dụng của dứa đối với sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ em đều rất đáng quý. Với trẻ em thì khi bắt đầu lựa chọn món ăn này để giới thiệu cho bé, bạn nên chắc chắn rằng không có bất kỳ vấn đề về dị ứng nào xảy ra. Trường hợp vẫn còn băn khoăn, hãy nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ bạn nhé!

Minh Phú/KNNC

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!