Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Sinh con vất vả một thì chăm con vất vả gấp mười lần. Điều này càng khó hơn nhiều lần khi mẹ có con sinh non thiếu tháng. Để con sinh thiếu tháng nhưng vẫn khỏe mạnh, đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật là câu hỏi lớn khiến nhiều mẹ đau đầu. Hôm nay, Trung tâm sức khỏe Nhi khoa sẽ cùng mẹ tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Cách nào giúp mẹ tăng sức đề kháng cho trẻ sinh non?”
Trẻ sinh non
1. Trẻ sinh non
Trẻ sinh non là những trẻ ra đời sớm hơn 37 tuần thai kỳ (thai kỳ bình thường là 38-40 tuần).
Giai đoạn đầu, trẻ phải được chăm sóc bởi các y, bác sĩ và trang thiết bị cần thiết của bệnh viện. Thời gian này bé được nuôi lớn trong môi trường đặc biệt để hoàn thiện những chức năng cơ thể và hệ thống miễn dịch chưa có do sinh thiếu tháng.
Sinh non được đưa vào danh sách những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật ở trẻ. Trẻ sinh non càng sớm thì nguy cơ càng cao.
2. Những vấn đề trẻ sinh non phải gặp
- Các bệnh về hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, …
- Các rối loạn tạo máu: Thiếu máu, vàng da, nhiễm trùng máu, …
- Những khuyết tật phát triển, khiếm thính và nguy khiếm thị.
- Bệnh về hệ tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên thường mắc các bệnh hệ tiêu hóa như viêm ruột, táo bón, xuất huyết, …
- Hệ thống miễn dịch non nớt, sức đề kháng không đủ để chống lại các nguy cơ bệnh tật khiến cho trẻ sinh non yếu hơn bình thường, dễ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.
- Bại não là vấn đề nghiêm trọng mà trẻ sinh non gặp phải, tình trạng này có thể đi theo trẻ cả đời hoặc có thể dẫn đến tử vong.
3. Làm cách nào để tăng sức đề kháng cho trẻ sinh non
Chăm sóc trẻ sinh non
Trẻ sinh non bị rút ngắn thời gian phát triển khi nằm trong bụng mẹ nên thường dễ gặp các vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chậm phát triển hơn những trẻ khác. Do vậy mối bận tâm về tăng đề kháng, tăng cường miễn dịch cho trẻ sinh non càng được quan tâm hơn rất nhiều.
Công cuộc tìm kiếm hướng đi đúng để tăng sức đề kháng cho trẻ sinh non là một hành trình tìm hiểu và chọn lọc kiến thức hợp lí. Chúng tôi xin chia sẻ những cách làm tăng sức đề kháng cho trẻ sinh non từ các bác sĩ Nhi khoa hàng đầu:
Chăm sóc trẻ sinh non đúng cách.
1. Khi bé vẫn còn ở bệnh viện
Trẻ sinh non được chú trọng hỗ trợ phát triển các cơ quan trong cơ thể như não bộ nên bé được nuôi dưỡng trong lồng ấp. Môi trường ấp lồng luôn được kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm theo dõi nhịp tim và kiểm soát nồng độ oxy trong máu bằng những thiết bị hiện đại.
Trẻ sinh non nằm trong lồng kính có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh,
chưa thể sống được bằng sữa, phải nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch. Khi bắt đầu được phép làm quen với sữa, bé phải được theo dõi chặt chẽ mức độ hấp thu và thải trừ của thức ăn để điều chỉnh phù hợp với trẻ.
Tuy nhiên, những công việc chăm con trong lồng ấp hoàn toàn do các bác sĩ, y tá và các chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn đảm nhận.
2. Chăm con tại nhà
Khi trẻ cơ thể bé hoàn toàn phát triển, có đủ điều kiện để sống ở môi trường bên ngoài, bé được ra khỏi lồng ấp và chăm sóc tại nhà.
Khuyến khích cho con bú bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, nếu mẹ ít sữa hoặc không có sữa thì bổ sung cho bé bằng sữa công thức dành cho trẻ sinh non.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu tập cho con ăn dặm, bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp tăng sức đề kháng cho trẻ theo nguyên tắc:
- Từ ít đến nhiều
- Từ mềm đến cứng
- Từ loãng đến đặc
Và cần theo dõi quá trình tiêu hóa, hấp thu của trẻ để điều chỉnh bữa ăn.
Men vi sinh:
Các bộ phận trong cơ thể của trẻ sinh non chưa phát triển hoàn thiện, việc chào đời sớm khiến trẻ gặp nhiều rủi ro từ môi trường mà không được mẹ bảo vệ. Một trong những rủi ro hay gặp phải là trẻ mắc các bệnh về đường ruột: viêm ruột, hoại tử, nhiễm trùng, xuất huyết,… Những bệnh này làm hệ thống các cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây cản trở hấp thu nhiều chất.
Sử dụng men vi sinh có thể cung cấp thêm các lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại. Nhờ đó, men vi sinh làm giảm tình trạng mắc bệnh đường tiêu hóa, giúp tăng hấp thu và bảo vệ đường ruột, qua đó tăng sức đề kháng cho trẻ sinh non. Men vi sinh được coi như một sản phẩm bổ sung nhằm tăng đề kháng cho trẻ sinh non mà mẹ nên dùng cho bé.
Sử dụng men vi sinh cho trẻ sinh non vào thời điểm nào nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bổ sung vitamin:
Vitamin có vai trò quan trọng với cơ thể, đối với trẻ sinh non thì bổ sung vitamin là hết sức cần thiết. Với thể trọng nhẹ cân và sức chống đỡ với các yếu tố có hại yếu nên trẻ dễ gặp nhiều bệnh làm cơ thể mệt mỏi, biếng ăn. Do đó nguồn thực phẩm mẹ cung cấp qua bữa ăn hàng ngày không thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin quan trọng cho bé. Liều lượng vitamin cho trẻ sinh non thường là:
Bổ sung muối khoáng cho trẻ:
Tiêm phòng:
Tiêm phòng cho trẻ
Việc tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ được coi là biện pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sinh non mà bố mẹ nên tuân thủ. Tuy nhiên, tiêm phòng vào thời điểm nào thì thích hợp và liệu vaccine đó có an toàn cho con không khi trẻ sinh non vốn thể có thể trạng yếu hơn. Sau đây là những loại vaccine được khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ sinh non:
- Nếu mẹ của bé sinh non bị viêm gan B: Trẻ thường được tiêm phòng ngay sau khi sinh để ngừa viêm gan B. Tuy nhiên nếu khi sinh ra bé có trọng lượng cơ thể nhỏ hơn 2kg thì phải đợi cân nặng của trẻ đạt mức quy định mới được tiêm.
- Trường hợp mẹ không bị nhiễm viêm gan B: Trẻ được tiêm phòng viêm gan B ngay khi xuất viện hoặc khi cân nặng đạt đến 2kg hoặc đến 1 tháng tuổi, tùy vào điều kiện của gia đình đáp ứng được.
- Vaccine phòng Virus Rota: thường muộn hơn so với trẻ sinh đủ tháng bình thường, tùy vào thể trạng trẻ. Trẻ sinh đủ tháng bình thường: liều thứ nhất là lúc 2 tháng tuổi; liều thứ 2 là sau 4 tháng tuổi.
- Vaccine phòng cúm: Tiêm khi trẻ đạt 6 tháng tính theo tuổi sinh. Một số trường hợp có thể tiêm sớm trước mùa cùm do trẻ sinh non dễ mắc cúm hơn.
- Các mũi Vaccine còn lại: Ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt,… sẽ không có khác biệt nhiều so với trẻ sinh đủ tháng khác. Tuy nhiên, hiệu lực vaccine không thể đạt tối đa nếu cân nặng của trẻ quá thấp, vì vậy các mẹ vẫn nên cho con tiêm khi cân nặng đạt đến 4,5 kg.
Xem thêm:
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...