Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Tìm hiểu về tình trạng dị ứng thuốc gây tê
Dị ứng thuốc đặc biệt là dị ứng thuốc gây tê là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về tình trạng dị ứng với thuốc tê. Thuốc tê được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như dạng tiêm, bôi hoặc xịt. Tùy vào cơ địa từng người và tình trạng dị ứng, dị ứng thuốc tê sẽ có các biểu hiện đa dạng khác nhau.
Thuốc tê là loại thuốc làm mất cảm giác tạm thời của một vùng trên cơ thể từ đó giảm cảm giác đau khi thực hiện các thủ thuật phẫu thuật hoặc các tác nhân kích thích khác. Việc sử dụng thuốc tê trong nhiều trường hợp gây nên nhiều các tác dụng không mong muốn và phổ biến nhất là dị ứng thuốc gây tê. Để hiểu rõ hơn về loại dị ứng này, mời bạn đọc theo dõi kỹ bài viết dưới đây.
Triệu chứng của dị ứng thuốc gây tê
Dị ứng thuốc gây tê khá hiếm gặp
Triệu chứng của dị ứng thuốc gây tê nhìn chung khá giống với dị ứng các loại thuốc khác với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhẹ thì có thể chỉ bị nổi mẩn cho tới nặng là tụt huyết áp, khó thở,… Nổi mề đay chính là biểu hiện đầu tiên của dị ứng thuốc gây tê rồi tới các nốt sần nổi trên da đi kèm với cảm giác ngứa, nóng từ sau khi dùng thuốc khoảng 5 – 10 phút hoặc vài giờ, vài ngày. Một vài biểu hiện khác như khó thở, phù môi, mắt, đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, huyết áp tụt, phù quincke… có thể đi kèm theo. Nặng nhất của tình trạng dị ứng chính là sốc phản vệ, người bệnh có thể sẽ tử vong nếu không can thiệp và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng bởi dị ứng thuốc gây tê thường hiếm gặp, đa phần là bị ngộ độc thuốc gây tê.
Nguyên nhân gây dị ứng thuốc gây tê
Cơ thể phản ứng thái quá với thuốc gây nên tình trạng dị ứng
Dị ứng thuốc gây mê – gây tê thường là do các loại thuốc chứa chất ức chế thần kinh cơ (NMBA) gây ra – theo các chuyên gia. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị dị ứng với các loại thuốc khác được sử dụng trong quá trình này, bao gồm cả thuốc kháng sinh và thuốc chlorhexidine sát trùng.
Hầu hết các phản ứng dị ứng thuốc gây tê – gây mê xảy ra trong quá trình gây mê toàn thân. Đối với các loại dị ứng như dị ứng thuốc gây tê bôi ngoài da, dị ứng thuốc gây tê tủy sống, dị ứng thuốc tê trong nha khoa… thường sẽ ít khi xảy ra.
Phân biệt ngộ độc thuốc tê và dị ứng thuốc tê
Ngộ độc thuốc gây tê rất dễ bị nhầm lẫn với dị ứng thuốc gây tê. Ngộ độc thuốc gây tê thường xảy ra ngay sau khi sử dụng thuốc nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra sau vài giờ, nếu như không kịp thời can thiệp, ngộ độc thuốc tê có thể dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân chính gây nên ngộ độc có thể do quá liều thuốc tê, tiêm thuốc tê vào mạch máu, dùng liều lặp lại khi chưa cân bằng được quá trình hấp thu, thải trừ của thuốc.
Tốc độ và mức độ ngộ độc có thể khác nhau, phụ thuộc vào loại thuốc dùng và cách dùng. Nguy cơ xảy ra ngộ độc thuốc tê bôi ngoài da thấp hơn dạng tiêm rất nhiều và gần như không xảy ra nếu như dùng đúng cách. Nếu là người nhẹ cân, có bệnh lý về tim mạch, người bị suy giảm các chức năng gan, thận, người già và trẻ nhỏ, sử dụng quá nhiều hoặc liều quá cao sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê.
Ngộ độc thuốc tê sẽ có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, miệng có vị đắng, chát, tăng huyết áp, tim đập nhanh, trường hợp nặng có thể bị co giật, rối loạn nhịp tim, hôn mê, ngừng thở và ngừng tim.
Tác dụng phụ của thuốc gây tê
Ngứa ngáy, nổi mề đay, phát ban là biểu hiện đầu tiên của dị ứng
Các loại thuốc gây tê cũng gây nên một số các tác dụng phụ với mức độ nặng và nhẹ khác nhau. Thuốc gây tê gây nên một vài các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như:
-
Cảm giác châm chích;
-
Ngứa ngáy khó chịu;
-
Đau nhẹ tại chỗ tiêm thuốc tê;
-
Chảy máu nhẹ tại chỗ tiêm.
Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bạn cần lưu ý bao gồm:
-
Mắc bệnh tim mạch, phổi;
-
Mắc các bệnh lý về thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer…;
-
Chóng mặt, uể oải, mệt mỏi;
-
Buồn nôn, nôn;
-
Co giật.
-
Nhịp tim không đều;
-
Động kinh.
Đôi khi bạn cũng sẽ gặp phải một số phản ứng bất thường nhưng không do dị ứng hay do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Các phản ứng này gọi là phản ứng không dị ứng. Hai phản ứng không dị ứng thường gặp nhất là tăng thân nhiệt ác tính và thiếu hụt pseudocholinesterase.
Phòng ngừa dị ứng, ngộ độc thuốc gây tê
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi sử dụng
Để giảm thiểu được tình trạng dị ứng và ngộ độc thuốc gây tê, bạn cần lưu ý:
-
Mua thuốc tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
-
Sử dụng thuốc đúng cách, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
-
Kiểm tra thuốc kỹ trước khi sử dụng.
-
Hỏi lại bác sĩ, dược sĩ nếu như không chắc về liều lượng dùng, số lần dùng trong ngày. Không dùng thuốc nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo.
-
Không sử dụng thuốc lên các vết thương hở trừ khi có ý kiến của bác sĩ.
-
Ngưng dùng thuốc nếu thấy tình trạng không cải thiện.
-
Đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất ngay nếu như thấy bất cứ biểu hiện nào của ngộ độc hoặc dị ứng thuốc gây tê.
-
Khi cần thiết phải dùng thuốc gây tê hãy báo cho bác sĩ, dược sĩ và cả những người có chuyên môn.
Trên đây là một vài thông tin về ngộ độc và dị ứng thuốc gây tê mà nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin, kiến thức về sức khỏe bổ ích qua bài viết này.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...