Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Trẻ 18 tháng tuổi (1 tuổi rưỡi) bắt đầu học cách nói “không” cũng như có thể tập ngồi bô, biết ra hiệu nếu bé muốn đi vệ sinh. Trẻ 18 tháng tuổi là những em bé đầy hiếu động cũng như cần sự chú ý cao. Vì vậy đừng ngạc nhiên nếu bé la hét mỗi khi bạn không trò chuyện với con. Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin cần thiết về cách nuôi dạy trẻ 18 tháng mà các bố mẹ không thể bỏ qua.
Sự phát triển của trẻ 18 tháng tuổi
Trẻ 18 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu? Cao bao nhiêu?
Trẻ 18 tháng tuổi tuổi cân nặng bao nhiêu, chiều cao như thế nào là băn khoăn của không ít bố mẹ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cân nặng trung bình của trẻ 18 tháng tuổi là 10.6kg đối với bé gái và 10.9kg đối với bé trai. Ngoài ra, chiều cao trung bình của trẻ 18 tháng tuổi là khoảng 80.7 cm đối với bé gái và 82.3 cm đối với bé trai.
Bé 18 tháng tuổi biết làm gì?
Khi chạm mốc 1 tuổi rưỡi, bé 18 tháng tuổi có thể thực hiện một số việc như sau:
Về thể chất
Học được cách cởi quần áo Học cách bắt và ném 1 quả bóng Vẽ nghuệch ngoạc bằng bút chì màu Lên cầu thang bằng cách nắm tay người lớn Trẻ có thể bắt đầu đi bộ nhanh hoặc thậm chí là chạy Tự bốc thức ăn và đút cho bản thân hoặc cầm cốc nước lên và bắt chước uống nước giống như người lớn.
Về mặt cảm xúc cũng như giao tiếp
Bé 18 tháng tuổi đang dần cảm nhận và trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Dưới đây là một số kỹ năng mà bé có thể đã phát triển khi được 18 tháng tuổi: Thể hiện tình yêu và tình cảm Biết tỏ ra khó chịu hoặc không hài lòng Quấy khóc khi buồn bực hoặc lo lắng Bé 18 tháng tuổi đều rất tò mò và mong muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình.
Về mặt nhận thức và ngôn ngữ
Em bé 18 tháng tuổi hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của bố mẹ, chẳng hạn như ngồi, vẫy tay Bé bập bẹ tập nói. Con có thể biết được từ 10 đến 2o từ Bắt đầu nhớ các bộ phận cơ thể và có thể chỉ ra đầu hoặc miệng ở đâu khi bạn hỏi bé Bắt chước các hành động của bạn như nói chuyện điện thoại, uống nước Bé có thể ghép các đồ vật giống nhau.
Dinh dưỡng cho trẻ 18 tháng tuổi
Trẻ 18 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa 1 ngày?
Trẻ từ 1-2 tuổi cần ăn 3 bữa chính và ít nhất 2 bữa phụ mỗi ngày. Hãy cố gắng cho bé uống khoảng 550-750ml sữa mỗi ngày, chia ra 3 cữ. Bên cạnh đó, bạn hãy cho con ăn dặm thêm các thực phẩm đặc như cháo, thịt, rau củ quả hầm nhừ để tăng khẩu vị của trẻ nhé.
Bé 18 tháng tuổi ăn cơm được chưa?
Đây là câu hỏi nhận được không ít sự quan tâm của các bố mẹ. Theo các chuyên gia, một số bé ở độ tuổi này có thể ăn được cơm trong trường hợp cơm được nấu nát, hơi mềm.
Bé 18 tháng tuổi ăn gì?
Trong giai đoạn 1 tuổi rưỡi, bé cần được bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như canxi, sắt, chất béo tốt, protein… Những thực phẩm tốt cho sự phát triển của con mà bạn có thể đưa vào thực đơn của bé hằng ngày gồm: Sữa Phô mai Sữa chua Các loại thịt nạc (gà, heo, bò) Trái cây tươi xắt nhỏ (chuối, táo, bơ, dưa hấu…) Rau củ quả (bí đỏ nghiền, khoai lang, cà rốt…) Các sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ non…). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn nên cho con uống đủ nước lọc để giảm nguy cơ táo bón ở trẻ em.
Mẹo chăm sóc trẻ 1 tuổi rưỡi
Một số mẹo nhỏ dành cho bố mẹ để chăm sóc bé 18 tháng tuổi một cách tốt hơn gồm: Luôn cho con mang giày/dép mỗi khi bé ra ngoài Chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của bé, nếu thấy con yêu liên tục sụt cân hoặc kén ăn quá mức, hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám nhằm đưa ra được nguyên nhân chính xác Tạo một chỗ ngủ thoải mái và ấm cúng cho bé, cố gắng giảm thiểu tiếng ồn xuống mức thấp nhất Đừng bỏ lỡ bất kỳ buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ nào của bé cũng như cần tiêm phòng đúng theo lịch Việc tập cho con ngồi bô ở độ tuổi này là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn đừng ép con phải thành thạo kỹ năng này để tránh bé cảm thấy bị áp lực nhé. Trẻ 18 tháng tuổi có thể học được cách nhõng nhẽo để bố mẹ làm theo ý mình, do đó, bạn đừng quá mềm lòng trước những tiếng khóc của bé. Nếu bạn vẫn đang cho bé 18 tháng tuổi bú sữa mẹ và cả bạn lẫn bé đều cảm thấy thoải mái với việc đó, thì không cần phải tiến hành cai sữa cho con.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...